Những dự án Luật nào sẽ được trình lên Quốc hội trong kỳ họp thứ 4 sắp tới? Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)?
Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) để trình Quốc hội trong kỳ hợp thứ 4?
Căn cứ vào Mục 2 Công điện 805/CĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có nội dung đề nghị như sau:
- Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp với các cơ quan thẩm tra của Quốc hội và các cơ quan liên quan để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, gồm: dự án Luật đất đai (sửa đổi), dự án Luật đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi), dự án Luật giá (sửa đổi), dự án Luật phòng thủ dân sự, dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự án Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) (Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp) và các dự án Luật khác (nếu có).
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải khẩn trương tiếp thu ý kiến kết luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý và hoàn thiện các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) để có thể trình lên Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV.
Những dự án Luật nào sẽ được trình lên Quốc hội trong kỳ hợp thứ 4 sắp tới? Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)?
Các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải tăng cường công tác xây dựng pháp luật?
Căn cứ vào Mục 1 Công điện 805/CĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có nội dung đề nghị như sau:
- Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện, góp ý các dự án luật, đề nghị xây dựng luật theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội; thực hiện nghiêm túc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; chấp hành nghiêm các nghị quyết của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, các kết luận, chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cân tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng pháp luật, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ; chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung và tiến độ trình các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Các cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội và các bộ, cơ quan liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham vấn rộng rãi ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách; chủ động truyền thông trên các phương tiện thông tin về các đề xuất chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội, của Nhân dân trong quá trình xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan để nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng; trường hợp còn ý kiến khác nhau, các Bộ trưởng trực tiếp trao đổi để thống nhất trước khi báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 8 của Quy chế làm việc của Chính phủ.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát các nhiệm vụ xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được giao trong năm 2022, chủ động đề xuất các nội dung cần báo cáo Chính phủ để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đưa vào chương trình phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật hằng tháng từ nay đến hết năm 2022, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2022.
Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tăng cường công tác xây dựng pháp luật theo nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ đề nghị như trên.
Những dự án luật trình lên Quốc hội trong kỳ họp thứ 4 là những dự án quan trọng?
Căn cứ vào Mục 2 Công điện 805/CĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có nội dung đề nghị như sau:
- Các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 là các dự án Luật quan trọng, có nhiều nội dung phức tạp, nhạy cảm, có phạm vi rộng, tác động lớn, được dư luận Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm, do vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì các dự án Luật này và các bộ, cơ quan liên quan hết sức quan tâm, chỉ đạo việc hoàn thiện các dự án Luật, bảo đảm gửi hồ sơ dự án Luật đúng quy định; chủ động trao đổi, làm việc với các cơ quan của Quốc hội để tạo sự đồng thuận; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh, bảo đảm đúng Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.
Như vậy, những dự án Luật trình Quốc hội vào kỳ hợp thứ 4 sắp tới là những vấn đề nhạy cảm, quan trọng được các doanh nghiệp và Nhân dân quan tâm.
Vì thế, cần phải hoàn thiện các dự án Luật này đúng quy định và kịp thời để bảo đảm trình lên Quốc hội xem xét trong kỳ hợp thứ 4 sắp tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.