Những điểm mới về CCCD trong Dự thảo Luật căn cước công dân? Đề xuất bổ sung ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước?

Cho tôi hỏi: Những điểm mới nào về CCCD trong Dự thảo Luật căn cước công dân? Câu hỏi của chị Nga đến từ Phú Thọ.

Đề xuất bổ sung ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước đúng không?

Căn cứ tại Điều 16 Dự thảo Luật căn cước công dân quy định như sau:

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Đặc điểm nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói và các thông tin sinh trắc học khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định).
4. Họ, tên gọi khác.
5. Nghề nghiệp, trừ lực lượng vũ trang.
6. Trình độ học vấn.
7. Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
8. Thông tin tài khoản định danh điện tử (có hoặc không có).
9. Thông tin về người gốc Việt Nam được thu thập, cập nhật riêng vào Cơ sở dữ liệu căn cước do Chính phủ quy định.

Căn cứ tại Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy so với quy định hiện nay thì Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đã đề xuất bổ sung ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Những điểm mới về CCCD trong Dự thảo Luật căn cước công dân? Đề xuất bổ sung ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước?

Những điểm mới về CCCD trong Dự thảo Luật căn cước công dân? Đề xuất bổ sung ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước? (Hình từ Internet)

Đề xuất bổ sung đối tượng được cấp CCCD là Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi?

Căn cứ tại Điều 20 Dự thảo Luật căn cước công dân quy định như sau:

Người được cấp thẻ căn cước công dân
1. Người được cấp thẻ căn cước công dân là công dân Việt Nam.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân. Người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu.
Căn cứ tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Như vậy theo quy định trên người dưới 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu.

Đề xuất cấp chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Dự thảo Luật Căn cước công dân đề xuất đối tượng áp dụng gồm:

- Công dân Việt Nam.

- Người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây viết gọn là người gốc Việt Nam).

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đồng thời căn cứ tại Điều 7 Dự thảo Luật Căn cước công dân quy định cụ thể về người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam như sau:

- Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam gồm:

+ Người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

+ Con, cháu của người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

- Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp số định danh của người gốc Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận căn cước.

- Giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước:

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra; được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

+ Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp giấy chứng nhận căn cước, thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và việc quản lý người gốc Việt Nam.

Căn cứ tại Điều 2 Luật Căn cước công dân 2014 thì đối tượng áp dụng gồm:

- Công dân Việt Nam.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, Dự thảo đã đề xuất bổ sung quy định về việc cấp giấy chứng nhận căn cuốc cho người gốc Việt Nam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,556 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào