Những biện pháp xử lý ổ dịch đậu mùa khỉ giúp giải quyết triệt để nguy cơ lây nhiễm hiện nay? Làm thế nào để xác định ổ dịch đậu mùa khỉ?

Cho tôi hỏi khi phát hiện các ổ dịch đậu mùa khỉ thì xử lý như thế nào là triệt để nguy cơ lây nhiễm nhất? Câu hỏi của bạn Hạnh Nguyên đến từ Đồng Nai.

Trường hợp nào được xác định là ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ?

Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục III Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 quy định ổ dịch như sau:

- Ổ dịch là: một khu vực ghi nhận 1 trường hợp bệnh xác định trở lên được coi là ổ dịch.

- Xác định khu vực ổ dịch: cán bộ dịch tễ căn cứ theo quy mô phân bố và mức độ liên quan dịch tễ của các trường hợp bệnh để xác định phạm vi khu vực ổ dịch cho phù hợp, có thể là: hộ gia đình/nơi lưu trú; cụm hộ gia đình; cụm dân cư, phòng làm việc; lớp học; cơ quan, đơn vị; trường học...

- Ổ dịch chấm dứt: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 21 ngày kể từ ngày khởi phát hoặc kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính của trường hợp bệnh gần nhất.

Cần có những biện pháp xử lý ổ dịch đậu mùa khỉ như thế nào giúp giải quyết triệt để nguy cơ lây nhiễm hiện nay?

Những biện pháp xử lý ổ dịch đậu mùa khỉ giúp giải quyết triệt để nguy cơ lây nhiễm hiện nay? Làm thế nào để xác định ổ dịch đậu mùa khỉ? (Hình từ internet)

Xử lý ổ dịch liên quan đến người mắc bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Căn cứ điểm 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục V Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 quy định biện pháp xử lý ổ dịch đối với người bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Áp dụng với trường hợp bệnh xác định hoặc trường bệnh nghi ngờ chưa có kết quả xét nghiệm.

- Điều tra mở rộng các địa điểm dịch tễ có liên quan đến trường hợp bệnh (nơi ở, nơi làm việc...) theo phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện sớm các trường hợp bệnh nghi ngờ.

- Điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp bệnh nghi ngờ. - Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Đeo khẩu trang và sử dụng riêng biệt các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt cá nhân để hạn chế lây truyền bệnh.

- Nếu có người bệnh tử vong, cần xử lý tử thi theo Thông tư 21/2021/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng.

Ngoài ra, triển khai thực hiện các biện pháp phòng bệnh được quy định tại Mục IV Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022.

Xử lý ổ dịch liên quan đến người tiếp xúc gần với người bị bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Căn cứ điểm 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục V Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 quy định biện pháp xử lý ổ dịch đối với người tiếp xúc gần với người bị bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Điều tra, truy vết, xác định tất cả người tiếp xúc gần. Sau đó, cán bộ y tế lập danh sách, hướng dẫn đối tượng tự theo dõi sức khỏe trong 21 ngày từ ngày tiếp xúc cuối cùng.

Khi có triệu chứng nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi, phát ban và nổi hạch, ... cần hạn chế tiếp xúc người khác và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị, cách ly kịp thời.

- Người chăm sóc người bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ áo,...trong quá trình tiếp xúc gần với người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh và những người khác.

- Người tiếp xúc gần phải tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối (nên đo nhiệt độ 2 lần/ngày).

Những người tiếp xúc gần trong thời gian theo dõi, kể cả không có triệu chứng, không được hiến máu, tế bào, mô, cơ quan, sữa mẹ hoặc tinh dịch, hạn chế tiếp xúc người khác, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch.

- Nhân viên y tế tư vấn cho người tiếp xúc gần về các dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh cho minh và cho người khác.

Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ.

Nếu có xuất hiện các triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch,... cần hạn chế tiếp xúc người khác và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị, cách ly kịp thời.

Khử khuẩn và xử lý các môi trường ổ dịch như thế nào là triệt để nhất?

Căn cứ điểm 5.2.3 tiểu mục 5.2 Mục V Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 quy định khử khuẩn và xử lý môi trường ổ dịch như sau:

- Khu vực nhà ở, nơi làm việc/học tập của người bệnh phải được khử khuẩn bằng cách lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính.

Lưu ý: Cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Chỉ sử dụng lại sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút. Làm sạch nền nhà, bề mặt bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.

- Thực hiện thông khí, thông thoáng nhà ở, sử dụng quạt, hạn chế dùng điều hòa; thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.

- Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của người bệnh đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.

- Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của người bệnh (bát, đũa, thìa, cốc, chén...) phải được rửa sạch, đun sôi trong 10 – 15 phút, để khô trước khi sử dụng lại.

- Các phương tiện chuyên chở người bệnh phải được sát khuẩn, tẩy uế bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính.

- Việc khử khuẩn các khu vực có liên quan dịch tễ khác bằng biện pháp lau bề mặt có chứa 0,05 - 0,1% Clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế.

- Tùy theo diễn biến của dịch bệnh Đậu mùa khỉ, các kết quả điều tra, nghiên cứu dịch tễ học, vi rút học, lâm sàng và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật và điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,521 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào