Những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình theo quy định mới?
- Thêm nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ người bị bạo lực gia đình vừa được bổ sung trong Luật mới có đúng không?
- Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình có được áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hay không?
- Quy định mới về biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Thêm nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ người bị bạo lực gia đình vừa được bổ sung trong Luật mới có đúng không?
So sánh với quy định hiện hành tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra bao gồm:
Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
Tuy nhiên, tại Điều 22 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 đã sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể các biện pháp vừa được sửa đổi, bổ sung trong Luật mới bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cấm tiếp xúc;
- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
- Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình có được áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
...
2. Việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này c thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, các biện pháp trong ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình có thể được áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Trong đó đối với các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tương tự các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Còn đối với các biện pháp khác trong ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình thì được áp dụng dựa vào quy định chi tiết của Chính phủ.
Quy định mới về biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ nội dung quy định tại Điều 33 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng trong biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
Theo đó, biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng là một biện pháp mới được bổ sung trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể:
- Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:
+ Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ờ khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;
+ Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
- Danh mục công việc phục vụ cộng đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân câp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.