Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay? Trách nhiệm của cá nhân và hộ gia đình đối với bảo vệ môi trường?

Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay? Trách nhiệm của cá nhân và hộ gia đình đối với bảo vệ môi trường là gì? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay?

Để hiểu những biện pháp bảo vệ môi trường trước tiên cần hiểu về môi trường.

Môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Những biện pháp bảo vệ môi trường có thể hiểu là những hoạt động bảo vệ môi trường theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Có thể tham khảo những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay:

Thứ nhất, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn cây xanh và bảo vệ rừng

Như các bạn đã biết, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi trọc.

Cây xanh điều hòa không khí và cung cấp môi trường sống. Ở trong phạm vi nhỏ là ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng, nơi mình sinh sống cũng như nơi làm việc. Bạn có thể trồng cây xanh quanh nhà để lấy bóng mát, hoặc trồng các loại cây cảnh trong nhà hay trồng rau xanh phục vụ sinh hoạt.

Thứ hai, sử dụng các chất từ thiên nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất

Thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư và các bệnh khác liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện

Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch có thể là gió, ánh nắng mặt trời vì những nguồn năng lượng này có thể tái tạo và có thể sử dụng bất cứ lúc nào, đặc biệt khi sử dụng sẽ không phát sinh khí thải gây hại đến môi trường. Bên cạnh việc sử dụng nguồn năng lượng sạch để hạn chế khí thải độc hại thì đây là một cách để tiết kiệm nguồn điện.

Thứ tư, hạn chế việc sử dụng túi ni lông

Có thể bạn chưa biết để một chiếc túi ni lông cần thời gian phân hủy hàng trăm năm. Mà hiện này, nhiều người có thói quen sử dụng nhiều túi ni lông vì tính tiện dụng của nó. Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên. Trong khi đó, để sản xuất ra được 100 triệu túi nhựa tốn đến 12 triệu barrel dầu hỏa và khí thải nó thải ra môi trường nữa. Vì vậy khuyên bạn nên hạn chế việc sử dụng túi ni lông thay vào đó sử dụng giỏ đi chợ, giấy, các loại lá…

Thứ năm, tái chế rác thải

Tái chế rác thải không chỉ đơn giản là một giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải mà còn tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau, tiết kiệm vật liệu để sản xuất kinh doanh, tái sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt, sản xuất.

Các chất thải thường được tái sử dụng đa phần là ở dạng rắn như: nhựa, nhôm, inox, sắt,… Tùy vào mức độ còn có thể sử dụng hay không hoặc tình trạng hư hại mà các công ty, nhà máy sản xuất sẽ thu mua phế liệu và sản xuất thành các sản phẩm khác hữu ích hơn.

Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay?

Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay? (Hình ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của cá nhân và hộ gia đình đối với bảo vệ môi trường là gì?

Căn cứ Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

+ Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

+ Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

+ Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;

+ Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

+ Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

+ Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

- Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 154 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì vấn đề trên thực hiện như sau:

- Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên và rộng rãi.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn.

>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Bảo vệ môi trường Tải

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ứng phó sau bão: Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút? Nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?
Pháp luật
Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay? Trách nhiệm của cá nhân và hộ gia đình đối với bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường nào được hưởng ưu đãi, hỗ trợ? Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường là gì?
Pháp luật
Thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật mới nhất là của cơ quan nào?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi đến cơ quan nào? Cơ sở nào phải làm báo cáo giám sát môi trường?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào? Khách du lịch có các quyền nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Đối với bảo vệ môi trường không khí được pháp luật quy định như thế nào? Bảo vệ môi trường không khí ai có trách nhiệm quản lý?
Pháp luật
Pháp luật quy định có mấy loại bảo vệ môi trường nước? Các loại môi trường nước được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước có nghĩa vụ gì với việc bảo vệ môi trường? Nhà nước có chính sách gì về bảo vệ môi trường không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
7,750 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào