Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo Thông tư 26 như thế nào?

Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo Thông tư 26 như thế nào?

Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo Thông tư 26 như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa như sau:

Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm cả phương tiện gây ra và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông

(1) Các loại phương tiện

- Phương tiện mang cấp VR-SB;

- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn (chở hàng hay chở khách), phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa (chở hàng hay chở khách), phương tiện có sức chở trên 12 người (có động cơ hay không có động cơ);

- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa (chở hàng hay chở khách) hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;

- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn (chở hàng hay chở khách) hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;

- Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người;

- Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người;

- Bè hoặc các cấu trúc nổi khác;

- Phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

- Tàu thể thao và vui chơi giải trí, thuyền thể thao và vui chơi giải trí;

- Tàu biển, tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

(2) Điều kiện phương tiện trước khi xảy ra tai nạn giao thông

- Đăng ký phương tiện (nếu có): có hay không, số chứng nhận đăng ký, biển số đăng ký, nhãn hiệu, số loại, tên chủ phương tiện (cá nhân hoặc tổ chức), địa chỉ đăng ký;

- Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định, hạn kiểm định, chu kỳ kiểm định, năm sản xuất, thời gian hoạt động (nếu có);

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm;

- Số người thực tế chở trên phương tiện; hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có), loại hàng hóa, khối lượng, kích thước;

- Điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện (hệ thống lái, hệ thống truyền lực, hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị an toàn khác) có được bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kỳ hay không.

(3) Tình trạng của phương tiện sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa: phương tiện còn di chuyển được, phương tiện mất chủ động, phương tiện chìm đắm; bị cháy, nổ.

Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo Thông tư 26 như thế nào?

Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo Thông tư 26 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Nhóm chỉ tiêu thống kê về đường thủy nội địa như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê về đường thủy nội địa như sau:

- Vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa: km (nếu có km); tọa độ (kinh độ, vĩ độ); tên tuyến đường thủy nội địa.

- Địa điểm xảy ra: luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ, vùng nước chưa tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

- Tên đường thủy nội địa: đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng, vùng nước chưa tổ chức quản lý, khai thác (căn cứ địa giới hành chính).

- Đặc điểm, hình thái nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông: luồng thẳng, khúc khuỷu, cong gấp, ngã ba, ngã tư, nơi giao từ ngã 5 trở lên, luồng hẹp, khan cạn, chướng ngại vật, công trình giao thông thủy, dòng chảy không ổn định và các hình thái, đặc điểm khác.

Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa như thế nào?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa như sau:

(1) Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004;

- Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

- Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

(2) Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.

(3) Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

- Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;

- Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;

- Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

- Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.

(4) Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.

(5) Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
129 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào