Nhiệm vụ của Viện kiểm sát đối với hoạt động kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định theo quy định mới như thế nào?
Nhiệm vụ của Viện kiểm sát đối với hoạt động kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định theo quy định mới như thế nào?
Tại Điều 11 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; Hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; Hướng dẫn về thẩm quyền ký văn bản thuộc Hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định như sau:
Kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định sau đây cho Viện kiểm sát, người bị kết án và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:
a) Quyết định thi hành án;
b) Quyết định ủy thác thi hành án; quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù; quyết định về giảm thời hạn, miễn chấp hành án; quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài; quyết định buộc người đang chấp hành án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định xóa án tích.
2. Viện kiểm sát phải mở sổ theo dõi, quản lý đầy đủ việc tiếp nhận bản án, quyết định về thi hành án, sổ theo dõi phải thể hiện nguồn tiếp nhận (trường hợp chuyển trực tiếp phải thể hiện ký nhận giữa các bên để quản lý chung). Sau khi tiếp nhận, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên quản lý, nghiên cứu theo dõi việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự phải chủ động phối hợp với đơn vị kiểm sát xét xử hình sự trong việc tiếp nhận bản án, quyết định và theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm để kiểm sát thi hành án. Hằng tháng, Viện kiểm sát chủ động phối hợp với Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp để đối chiếu kết quả xét xử vụ án hình sự, thi hành bản án hình sự và tổ chức thi hành án; trong đó, xác định số lượng bản án, quyết định đã tiếp nhận, số lượng bản án, quyết định chưa tiếp nhận và ban hành thông báo những vụ án đã xét xử chưa nhận được bản án, quyết định.
Theo đó, Viện kiểm sát phải mở sổ theo dõi, quản lý đầy đủ việc tiếp nhận bản án, quyết định về thi hành án, sổ theo dõi phải thể hiện nguồn tiếp nhận.
Ngoài ra, sau khi tiếp nhận bản án, quyết định của Viện kiểm sát thì phải phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên quản lý, nghiên cứu theo dõi việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Hằng tháng, Viện kiểm sát chủ động phối hợp với Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp để đối chiếu kết quả xét xử vụ án hình sự, thi hành bản án hình sự và tổ chức thi hành án.
Nhiệm vụ của Viện kiểm sát đối với hoạt động kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định theo quy định mới như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này.
Như vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được thục hiện theo quy định trên.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Viện kiểm sát nhân dân có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.