Nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những nội dung như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân?
- Nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những nội dung gì?
- Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân được thực hiện trong trường hợp nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra như sau:
- Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Trường hợp cần thiết, Người ra quyết định thanh tra ban hành Quyết định giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm giám sát thành viên tham gia Đoàn thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan thông tin, tài liệu; giải trình và làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của người thực hiện giám sát.
Nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nhật ký Đoàn thanh tra
1. Nhật ký Đoàn thanh tra gồm các nội dung sau:
a) Thời gian, địa điểm, các công việc đã tiến hành trong ngày;
b) Ý kiến chỉ đạo, điều hành của Người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);
c) Thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc họp, hội ý của Đoàn thanh tra;
d) Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra (nếu có);
đ) Các nội dung cần lưu ý.
2. Trưởng đoàn thanh tra phân công thành viên Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm ghi, quản lý nhật ký Đoàn thanh tra. Trường hợp nhật ký Đoàn thanh tra bị mất hoặc hư hỏng thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Người ra quyết định thanh tra xem xét, giải quyết.
Như vậy theo quy định trên nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những nội dung sau:
- Thời gian, địa điểm, các công việc đã tiến hành trong ngày.
- Ý kiến chỉ đạo, điều hành của Người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có).
- Thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc họp, hội ý của Đoàn thanh tra.
- Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra (nếu có).
- Các nội dung cần lưu ý.
Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra; sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra trong các trường hợp sau:
a) Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 của Luật Thanh tra;
b) Người có vợ, chồng; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ; bố, mẹ chồng; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ; anh, chị, em ruột của chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra hoặc có người thân thích là đối tượng thanh tra;
c) Không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra, không đủ sức khỏe hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Người ra quyết định thanh tra;
đ) Người ra quyết định thanh tra có căn cứ cho rằng Trưởng đoàn thanh tra không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra;
e) Trưởng đoàn thanh tra được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra trong các trường hợp sau:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ, chồng; bố, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra hoặc có người thân thích là đối tượng thanh tra;
c) Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra;
d) Cần bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc thanh tra hoặc đáp ứng các yêu cầu phát sinh khác trong quá trình thanh tra.
Việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thay đổi, bổ sung Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra phải do Người ra quyết định thanh tra quyết định bằng văn bản.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện trong những trường hợp sau:
a) Khi có yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra;
b) Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra;
c) Quá trình thanh tra phát hiện những vấn đề rất quan trọng cần sửa đổi hoặc chưa có trong kế hoạch thanh tra;
d) Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra không được vượt quá phạm vi thanh tra đã được xác định trong Quyết định thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra phải lấy ý kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra về nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trước khi trình Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Như vậy theo quy định trên sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Khi có yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra.
- Quá trình thanh tra phát hiện những vấn đề rất quan trọng cần sửa đổi hoặc chưa có trong kế hoạch thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.