Nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không?
- Nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không?
- Nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu?
- Quy định về “đặt điều kiện" đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào?
Nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn bảo mật đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi như sau:
- Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai trong biên bản mở thầu.
- Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 26 CDNT và thương thảo hợp đồng, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu như sau:
“26. Làm rõ HSDT
26.1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của Bên mời thầu, bao gồm cả làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu (trừ trường hợp nhà thầu xác nhận việc sửa lỗi số học đối với HSDT của mình do Bên mời thầu thực hiện trong quá trình đánh giá HSDT). Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSDT bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử. .
26.2, Việc làm rõ HSDT giữa nhà thầu và Bên mời thầu được thực hiện bằng văn bản. Các tài liệu không liên quan đến nội dung yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu sẽ không được xem xét, đánh giá, trừ các tài liệu tự làm rõ theo quy định tại Mục 26.3 CDNT.
26,3. Trong khoảng thời gian theo quy định tại BDL, trường hợp nhà thầu phát hiện HSDT của mình thiểu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT. Bên mời thầu thông báo cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp theo đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử.
26.4, Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu. Nội dung làm rõ HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT, Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nểu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà thầu theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu dành cho nhà thầu một khoảng thời gian hợp lý để nhà thầu thực hiện việc làm rõ HSDT.
26.5, Trường hợp cần thiết, Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu để làm rõ HSDT, Nội dung làm rõ HSDT phải được ghi cụ thể thành biên bản Việc làm rõ HSDT trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch.”
Theo đó, sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu, bao gồm cả làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.
Nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không? (Hình từ internet)
Quy định về “đặt điều kiện" đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT Quy định về “đặt điều kiện: đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
“27. Các sai. khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung
Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:
27.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT.
27.2. “Đặt điều kiện” là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT.
27.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.”
Như vậy, thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.