Nhà đầu tư chiến lược phải có vốn điều lệ ít nhất từ 500 tỷ đồng khi thực hiện dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong?

Cho tôi hỏi về việc vốn điều lệ của nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại tại Khu kinh tế Vân Phong? Xin cảm ơn!

Vốn điều lệ để nhà đầu được đầu tư xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại tại Khu kinh tế Vân Phong?

Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 55/2022/QH15 quy định về việc phát triển Khu kinh tế Vân Phong như sau:

"Điều 7. Phát triển Khu kinh tế Vân Phong
1. Danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong bao gồm:
a) Đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư công nghệ thông tin, nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực đại dương, hàng hải, công nghệ sinh học, dược liệu biển và sinh thái biển có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên;
b) Đầu tư xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, tài chính có quy mô vốn đầu tư từ 12.000 tỷ đồng trở lên;
c) Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu đô thị với quy mô diện tích đất từ 300 ha trở lên hoặc có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí tổng hợp có sân gôn (golf) có quy mô vốn đầu tư từ 25.000 tỷ đồng trở lên;
d) Đầu tư công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, cơ khí chính xác, chế biến dầu khí, điện tử, khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên;
đ) Xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt, dịch vụ logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển, bến cảng, khu bến cảng, cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
e) Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu phi thuế quan có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên.
2. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên hoặc có tổng tài sản từ 25.000 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
b) Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên;
c) Có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên;
d) Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên."

Như vậy, nếu muốn đầu tư xây dựng và kinh doanh tại Khu kinh tế Vân Phong thì phải có quy mô vốn đầu tư ít nhất từ 500 tỷ đồng trở lên.

Nhà đầu từ phải có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên mới được đầu tư xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại tại khu kinh tế Vân Phong?

Nhà đầu tư chiến lược phải có vốn điều lệ ít nhất từ 500 tỷ đồng khi thực hiện dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong? (Hình từ internet)

Các ưu đãi được hưởng khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư?

Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị quyết 55/2022/QH15 quy định về việc phát triển Khu kinh tế Vân Phong

"Điều 7. Phát triển Khu kinh tế Vân Phong
...
8. Nhà đầu tư chiến lược được hưởng ưu đãi sau đây:
a) Được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư do nhà đầu tư chiến lược thực hiện tại Khu kinh tế Vân Phong khi đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan và thuế, trừ điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu."

Như vậy, theo quy định trên thì nhà đầu tư thực hiện đầu tư được hưởng các ưu đãi như trên.

Thẩm quyền phê duyệt các giấy phép về môi trường thuộc về ai?

Căn cứ khoản 11 Điều 7 Nghị quyết 55/2022/QH15 quy định về thẩm quyền phê duyệt như sau:

Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thẩm định, tác động môi trường và gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân Tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về môi trường đối với các dự án quy định tại khoản này.

Như vậy, ban quản lý khu kinh tế Vân Phong có thẩm quyền trong việc cấp các giấy phép về môi trường như trên.

Nghị quyết 55/2022/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,631 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào