Nguyên tắc giám sát tiêu hủy tiền từ 11/02/2024 theo quy định mới nhất tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN như thế nào?
Nguyên tắc giám sát tiêu hủy tiền từ 11/02/2024 theo quy định mới nhất tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2023/TT-NHNN có những nguyên tắc giám sát tiêu hủy tiền sau:
(1) Việc giám sát tiêu hủy tiền được thực hiện tại các địa điểm, cơ sở tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước hoặc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) quyết định.
(2) Việc giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được thực hiện ở các khâu kiểm đếm chọn mẫu trước khi tổ chức tiêu hủy, kiểm đếm tiền tiêu hủy và cắt hủy (hoặc nấu hủy) hoàn toàn tiền tiêu hủy thành phế liệu.
(3) Việc giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được thực hiện ở các khâu giao, nhận tiền in, đúc hỏng giữa cơ sở in, đúc tiền với Hội đồng tiêu hủy tại thời điểm giao nhận, kiểm đếm tiền in, đúc hỏng và cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hoàn toàn tiền in, đúc hỏng thành phế liệu.
Nguyên tắc giám sát tiêu hủy tiền từ 11/02/2024 theo quy định mới nhất tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền từ ngày 11/02/2024 được quy định tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-NHNN hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định như sau:
- Hội đồng giám sát do Thống đốc quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ.
- Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được tổ chức thành Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc và Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam; Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được tổ chức theo cơ sở in, đúc tiền.
- Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là lãnh đạo Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Cục Quản trị, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát và thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam.
- Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ Các ủy viên gồm:
01 lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát;
01 lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Quản trị.
- Hội đồng giám sát họp định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng giám sát. Các thành viên Hội đồng giám sát làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng giám sát về nhiệm vụ được phân công.
- Giúp việc Hội đồng giám sát là Tổ giúp việc Hội đồng giám sát (sau đây gọi là Tổ giúp việc) được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-NHNN thì hội đồng giám sát tiêu hủy tiền hiện nay được quy định như sau:
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền
1. Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là Hội đồng giám sát) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập.
2. Hội đồng giám sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Chủ tịch Hội đồng giám sát là người chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động liên quan đến giám sát tiêu hủy tiền.
3. Hội đồng giám sát họp định kỳ hoặc đột xuất theo Quy chế làm việc của Hội đồng giám sát.
4. Tổ chức Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành
a) Hội đồng giám sát chung
Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Chủ tịch Hội đồng;
Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng;
01 Lãnh đạo Chi cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Hội đồng;
01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên Hội đồng, kiêm thư ký Hội đồng giám sát.
b) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc (Kho tiền Trung ương tại Hà Nội):
Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc;
01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Tài chính - Kế toán: Ủy viên;
01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên Hội đồng, thư ký Hội đồng giám sát, kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc.
c) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam (Kho tiền Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh):
Lãnh đạo Chi Cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam;
01 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên;
01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Chi cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam.
5. Tổ chức Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Chủ tịch Hội đồng giám sát;
01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Tài chính - Kế toán: Ủy viên;
01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng giám sát.
Như vậy, Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền hiện nay được thực hiện theo quy định trên.
Thông tư 19/2023/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 11/02/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.