Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp?
Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thuế chống trợ cấp
1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.
Theo như quy định trên thì nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như sau:
- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Ngoài ra, quy định trên cũng quy định về điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp?
Thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Theo đó, Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp và Bộ Tài chính là cơ quan quy định về việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế chống trợ cấp.
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm có những nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về nội dung của đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp như sau:
- Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
- Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
- Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
- Thông tin, bằng chứng về trợ cấp của nước ngoài, bao gồm sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cáo buộc nhận trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của trợ cấp;
-Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.