Nguyên tắc áp dụng định mức lao động trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử năm 2022?
- Nguyên tắc áp dụng định mức trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử?
- Cơ sở và phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử?
- Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp và gián tiếp cần thiết để thực hiện một bước công việc hoặc một công việc cụ thể?
Nguyên tắc áp dụng định mức trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2022/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc áp dụng định mức trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc áp dụng định mức
1. Định mức ban hành tại Thông tư này là định mức tối đa để các cơ quan được nêu tại Điều 2 Thông tư này thực hiện các nội dung công việc trong hoạt động lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch.
2. Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ lập quy hoạch, trường hợp cần thiết phải thực hiện các công việc điều tra cơ bản thì áp dụng định mức theo quy định pháp luật, trình cấp có thẩm quyền quyết định.”
Cơ sở và phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BKHCN quy định về Cơ sở và phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BKHCN quy định về cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
"Điều 5. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
"Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này xây dựng trên cơ sở quy trình lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử được quy định tại Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050."
Theo đó, định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BKHCN này xây dựng trên cơ sở quy trình lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử được quy định tại Nghị định số 41/2014/NĐ-CP.
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật?
Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BKHCN quy định về phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
"Điều 4. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Xây dựng định mức áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
a) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
b) Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước;
c) Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng định mức, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị,
đ) Thông tư số 113/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về giá trong hoạt động quy hoạch;
e) Thông tư số 08/2014/TT-BKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch;
g) Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ;
h) Các văn bản, quy định khác liên quan.
Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
2. Phương pháp xây dựng định mức chưa có quy định cụ thể
Phương pháp xây dựng định mức chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể áp dụng theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
a) Phương pháp thống kê, tổng hợp: Trên cơ sở kinh nghiệm thực tế xây dựng các quy hoạch thời kỳ trước để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử;
b) Phương pháp tiêu chuẩn: Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc; căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật để xác định mức tiêu hao đối với từng công việc, trên cơ sở đó tính toán xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và vật tư."
Theo đó, việc áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng định mức được thực hiện như trên.
Nguyên tắc áp dụng định mức lao động trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử năm 2022? (Hình từ internet)
Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp và gián tiếp cần thiết để thực hiện một bước công việc hoặc một công việc cụ thể?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BKHCN quy định về nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
“Điều 6. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh quy hoạch bao gồm các định mức thành phần sau:
a) Định mức lao động
Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp và gián tiếp quản lý, phục vụ) cần thiết để thực hiện một bước công việc hoặc một công việc cụ thể. Mức hao phí thời gian lao động trong định mức được tính bằng công. 01 (một) công tương đương 08 giờ. Định mức công lao động gián tiếp không quá 10% định mức công lao động trực tiếp.
Mức chuyên gia tư vấn được chia theo 4 mức quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được ký hiệu: chuyên gia tư vấn mức 1 (CG1), chuyên gia tư vấn mức 2 (CG2), chuyên gia tư vấn mức 3 (CG3), chuyên gia tư vấn mức 4 (CG4).
b) Định mức thiết bị
Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành một bước công việc hoặc một công việc cụ thể đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
c) Định mức vật tư
Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết, xác định theo chủng loại, số lượng để hoàn thành một bước công việc hoặc một công việc cụ thể đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Định mức lập, thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Định mức tổ chức lập, thẩm định quy hoạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Hoạt động điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP, Định mức cho từng hoạt động điều chỉnh đối với quy hoạch đã được phê duyệt áp dụng như định mức cho từng hoạt động lập mới quy hoạch.
5. Định mức công bố quy hoạch và các hoạt động khác phục vụ lập quy hoạch, các hợp phần quy hoạch bao gồm: lựa chọn tổ chức tư vấn; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tham vấn, lấy ý kiến; tổ chức họp hội đồng thẩm định; công tác phí, thông tin liên lạc,... thực hiện theo quy định pháp luật tương ứng.”
Như vậy, định mức lao động trong hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử là thời gian lao động trực tiếp và gián tiếp quản lý, phục vụ) cần thiết để thực hiện một bước công việc hoặc một công việc cụ thể.
Đồng thời mức hao phí thời gian lao động trong định mức được tính bằng công (01 (một) công tương đương 08 giờ) và định mức công lao động gián tiếp không quá 10% định mức công lao động trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.