Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc nào?
- Thành phần hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những gì?
- Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc nào?
- Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những hình thức nào?
- Việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Thành phần hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm;
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý;
b) Quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông vận tải và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
- Báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc sau:
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán; trường hợp chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá quy ước để xác định giá trị tài sản làm nguyên giá ghi sổ kế toán; giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, đầu tư xây dựng theo quy định;
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được kế toán tăng giá trị tài sản.
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện:
Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.
Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt động bảo trì 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.
Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo chất lượng thực hiện.
b) Bảo trì theo khối lượng thực tế:
Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
c) Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
...
Như vậy theo quy định trên các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm:
- Bảo trì theo chất lượng thực hiện.
- Bảo trì theo khối lượng thực tế.
- Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm.
Việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là một bộ phận của cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước; thông tin trong cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế-kỹ thuật;
b) Bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản báo cáo kê khai, thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định.
Như vậy theo quy định trên việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế-kỹ thuật;
- Bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.