Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11? Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày tháng năm nào?
Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11? Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày tháng năm nào?
>> Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 là ngày mấy? Nội dung hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 2024?
>> Bài tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 dành cho lãnh đạo xã mới nhất
>> Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy, ngày mấy Âm lịch 2024?
>> Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 năm 2024 kỷ niệm năm thứ bao nhiêu?
"Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11" "Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày tháng năm nào?" là những câu hỏi được quan tâm trong Ngày Pháp luật Việt Nam. Dưới đây là giải đáp cho những thắc mắc trên:
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành (Hiến pháp 1946 - nay đã hết hiệu lực), đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, đây là một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước.
Sau Hiến pháp 1946 là các bản Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013). Hiến pháp 2013 - Hiến pháp hiện hành
Đồng thời, căn cứ theo Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật Việt Nam còn có ý nghĩa:
+ Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
+ Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật
+ Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước
+ Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do nhân dân, vì Nhân dân
+ Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý
Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật.
Thông tin "Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11" "Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày tháng năm nào?" như trên.
Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11? Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày tháng năm nào? (Hình từ Internet)
Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 2024 thứ mấy?
Dưới đây là lịch tháng 11 năm 2024:
Cụ thể, tháng 11 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/11/2024 (Thứ 6) nhằm ngày 1/10/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/11/2024 (Thứ bảy) nhằm ngày 30/10/2024 âm lịch.
Như vậy, ngày 9/11/2024 Ngày Pháp luật Việt Nam rơi vào thứ bảy.
Hình thức hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 ra sao?
Căn cứ theo Mục 6 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 nêu rõ hình thức hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 như sau:
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể lựa chọn các hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 cho phù hợp, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là:
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực tại cơ sở bằng những hình thức phù hợp, cụ thể; đẩy mạnh thông tin pháp luật, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoạt động thanh niên tình nguyện, giáo dục pháp luật ngoại khóa; lồng ghép trong các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở... Phát động phong trào thi đua hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024.
- Tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế, hướng về cơ sở, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Về khẩu hiệu, đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam (có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp).
- Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, trọng tâm với công chức, viên chức, người lao động, văn nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng đặc thù. Phát huy thế mạnh của ngành VHTTDL, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc trong PBGDPL Biên soạn nội dung PBGDPL phù hợp đối tượng, địa bàn, thời điểm... phương pháp, cách thức PBGDPL (theo chuyên đề, dạng hỏi đáp, tình huống...). Đa dạng hoá các loại văn bản, tài liệu hướng tới phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật cho nhiều đối tượng.
- Tăng cường tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật bằng các hình thức phù hợp.
- Xây dựng, phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành pháp luật, PBGDPL.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.