Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam thì có được đổi quốc tịch và họ tên của con nuôi không?
Nguyên tắc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được qui định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 có qui định:
Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
Như vậy, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của con nuôi → công dân Việt Nam thường trú ở trong nước → người nước ngoài thường trú ở Việt Nam → công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài → Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Căn cứ tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010 có qui định:
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Như vậy, khi không thể tìm được gia đình thay thế ở Việt Nam thì trẻ sẽ được cho làm con nuôi người ở nước ngoài.
Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam thì có được đổi quốc tịch và họ tên của con nuôi không?
Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam thì có được đổi quốc tịch và họ tên của con nuôi không?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 có qui định:
Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Theo đó, cha mẹ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể thay đổi họ tên của con nuôi, tuy nhiên đối với con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên nếu muốn thay đổi họ tên cần phải được sự đồng ý của con nuôi.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có qui định:
Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Xét thêm căn cứ tại khoản 4 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định
Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
.....
4. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
Như vậy, con nuôi Việt Nam khi được người nước ngoài nhận nuôi thì vẫn giữ quốc tịch tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp con nuôi từ đủ 15 đến 18 tuổi thì có thể thay đổi quốc tịch. Và việc thay đổi quốc tích trong trường hợp này phải có sự đồng ý bằng văn bản của con nuôi.
Điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi là người VIệt Nam trong các trường hợp:
- Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Căn cứ tại Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Theo đó, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện ở nơi người đó thường trú và Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì có thể nhận con nuôi là người Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.