Người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đạt tiêu chuẩn sẽ được xem xét nhập học ngành Giáo dục mầm non?
Người nước ngoài có được nhận vào học ngành Giáo dục mầm non không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đối tượng xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên như sau:
"Điều 8. Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
...
4. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
a) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT."
Như vậy, căn cứ quy định tại điểm d khoản 4 Điều 8 thì thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT thì được xem xét, quyết định nhận vào học. Trong trường hợp nếu cần thiết sẽ phải kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức.
Người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đạt tiêu chuẩn sẽ được xem xét nhập học ngành Giáo dục mầm non?
Điều kiện về thể chất để được học tập tại Việt Nam đối với thí sinh nước ngoài?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định điều kiện về sức khỏe và tuổi đáp ứng theo quy định pháp luật Việt Nam:
"Điều 5. Điều kiện về sức khỏe và tuổi
1. Lưu học sinh phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra lại sức khỏe tại cơ sở y tế do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh của Việt Nam chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.
2. Điều kiện về tuổi đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Không hạn chế tuổi đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định."
Như vậy, điều kiện về sức khỏe và tuổi thì phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam được cơ sở y tế do cơ sở giáo dục kiểm tra.
Điều kiện ngôn ngữ để được học tập tại Việt Nam đối với thí sinh nước ngoài?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định điều kiện về ngôn ngữ như sau:
"Điều 6. Điều kiện về ngôn ngữ
1. Lưu học sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc đã đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được miễn yêu cầu về điều kiện tiếng Việt.
2. Lưu học sinh đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đó theo quy định cụ thể của từng chương trình. Lưu học sinh là người bản ngữ (của ngôn ngữ sử dụng trong học tập, nghiên cứu, thực tập) hoặc đã tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ bằng ngôn ngữ đó thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.
3. Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để vào học chương trình chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí lưu học sinh Hiệp định vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt. Các cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo lưu học sinh ngoài Hiệp định phải tổ chức để lưu học sinh được học chương trình dự bị tiếng Việt hoặc gửi lưu học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt;
b) Thời gian học dự bị tiếng Việt đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo đã ký với cơ sở giáo dục của Việt Nam;
c) Sau khi kết thúc khóa học dự bị, lưu học sinh phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức; nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ để được chuyển vào học chương trình chính thức."
Như vậy, điều kiện ngôn ngữ để được học tập tại Việt Nam đối với thí sinh nước ngoài được quy định như trên.
Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.