Người mắc bệnh trầm cảm không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 đúng không? Đối tượng nào không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Người mắc bệnh trầm cảm không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 đúng không? Đối tượng nào không phải đi nghĩa vụ quân sự? Thắc mắc của anh C.T ở Đà Nẵng.

Người mắc bệnh trầm cảm không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định như sau:

Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
...

Trong đó, Sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3 được xác định thông qua tất cả các tiêu chí theo quy định, cụ thể như sau:

- Sức khỏe loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1 (Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt);

- Sức khỏe loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2 (Chỉ tình trạng sức khỏe tốt);

- Sức khỏe loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3 (Chỉ tình trạng sức khỏe khá);

Căn cứ tại STT5 mục II Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 105/2023/TT-BQP đã bổ sung thêm các bệnh liên quan đến trầm cảm so với quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:

(1) Rối loạn trầm cảm

- Mức độ nhẹ: Điểm 4 - Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình (thuộc sức khỏe loại 4)

- Mức độ vừa: Điểm 5 - Chỉ tình trạng sức khỏe kém (thuộc sức khỏe loại 5)

- Mức độ nặng: Điểm 6 - Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém (thuộc sức khỏe loại 6)

(2) Rối loạn phân liệt cảm xúc: Trầm cảm sẽ đánh giá là điểm 6 (thuộc sức khỏe loại 6)

(3) Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Giai đoạn trầm cảm sẽ đánh giá là điểm 6 thuộc sức khỏe loại 6)

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người mắc các loại bệnh trầm cảm được phân loại từ điểm 4, 5, 6 nêu trên không đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025.

Người mắc bệnh trầm cảm không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 đúng không? Đối tượng nào không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Người mắc bệnh trầm cảm không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 đúng không? Đối tượng nào không phải đi nghĩa vụ quân sự? (Hình từ internet)

Đối tượng nào không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ Quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019, quy định về các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

- Dân quân thường trực

Theo đó, công dân thuộc các đối tượng nêu trên thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ 2024.

Bên cạnh đó, các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ Quân sự 2015 được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2024 gồm có các đối tượng sau đây:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Ngoài ra, công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nêu trên, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

Đi nghĩa vụ quân sự mấy năm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Bộ trường Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ những không quá 06 tháng khi thuộc các trường hợp sau:

- Để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấua.

- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Như vậy, những người đi nghĩa vụ quân sự sẽ phải đi từ 24 - 30 tháng và chỉ đi tối đa 30 tháng nếu thuộc trường hợp bị kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ nêu trên, trừ trường hợp có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Thời gian đi nghĩa vụ quân sự được tính từ ngày giao, nhận quân. Nếu không có buổi giao, nhận quân tập trung thì thời hạn đi nghĩa vụ quân sự được tính từ ngày đơn vị quân đội tiếp nhận cho đến khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xuất ngũ.

* Lưu ý: Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024 thay thế Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
3,165 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào