Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định những nội dung nào khi thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định những nội dung nào khi thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định bằng những hình thức nào?
- Người đại diện của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm gì trong tổ chức để người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định những nội dung nào khi thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Những nội dung người lao động bàn và quyết định
1. Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
3. Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
4. Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
5. Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định những nội dung sau đây khi thực hiện dân chủ ở cơ sở:
- Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
- Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
- Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
- Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
- Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định những nội dung nào khi thực hiện dân chủ ở cơ sở? (Hình từ Internet)
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định bằng những hình thức nào?
Căn cứ Điều 68 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hình thức người lao động bàn và quyết định
1. Người lao động bàn và quyết định các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 67 của Luật này tại hội nghị người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc khi có ít nhất là một phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp cùng đề nghị.
2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị người lao động vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 69 của Luật này thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước, sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.
3. Việc bàn và quyết định nội dung quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được bàn và quyết định bằng những hình thức sau:
- Người lao động bàn và quyết định các nội dung sau tại hội nghị người lao động
+ Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
+ Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
+ Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
+ Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
- Trường hợp không thể tổ chức hội nghị người lao động vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước, sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.
- Việc bàn và quyết định nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật về lao động.
Người đại diện của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm gì trong tổ chức để người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ Điều 70 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định người đại diện của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động như sau:
- Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 67 của Luật này.
- Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp và các nội dung khác đã được người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Định kỳ 06 tháng một lần, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.