Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày khi có người thân mất? Xin nghỉ việc khi người thân mất như thế nào?

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày khi có người thân mất? Xin nghỉ việc khi người thân mất như thế nào?

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày khi có người thân mất?

Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo như quy định nêu trên thì trong trường hợp Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết thì người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày và các ngày nghỉ này đều được hưởng lương.

Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết thì người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày và không được hưởng lương.

Lưu ý, khi nghỉ việc vì có người thân mất thì người lao động cần phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

Ngoài ra, trong một số trường hợp không được nghỉ hưởng nguyên lương nêu trên, nếu có người thân nào khác của người lao động mất thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc xin nghỉ việc và không hưởng lương.

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày khi có người thân mất? Xin nghỉ việc khi người thân mất như thế nào?

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày khi có người thân mất? Xin nghỉ việc khi người thân mất như thế nào?

Không cho người lao động nghỉ việc khi có người thân mất thì công ty có bị xử phạt không?

Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo quy định nêu trên thì trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc khi người thân của người lao động mất sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.

Lưu ý, mức xử phạt hành chính nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính gấp đôi so với cá nhân.

Do đó, công ty không cho nhân viên nghỉ việc khi người thân của nhân viên mất thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 4 triệu đến 10 triệu đồng.

Người lao động xin nghỉ việc khi có người thân mất như thế nào?

Như đã đề cập ở nội dung nêu trên thì trong trường hợp người thân mất, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng nguyên lương nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự việc này.

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể là người lao động sẽ phải xin nghỉ việc như thế nào khi có người thân mất.

Do đó, người lao động có thể căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn những hình thức xin nghỉ phép như làm đơn, gửi thư điện tử hoặc thông qua điện thoại,... để thông báo cho người sử dụng lao động biết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

81,094 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào