Người lao động có phải trả chi phí điều tra tai nạn lao động không khi lỗi đến từ phía người lao động?

Người lao động có phải trả chi phí điều tra tai nạn lao động không khi lỗi đến từ phía người lao động? Câu hỏi của bạn An đến từ Huế.

Việc phân loại tai nạn lao động được quy định như thế nào?

Tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về phân loại tai nạn lao động bao gồm:

- Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn.

+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu.

+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y.

+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Người lao động có phải trả chi phí điều tra tai nạn lao động không khi lỗi đến từ phía người lao động?

Người lao động có phải trả chi phí điều tra tai nạn lao động không khi lỗi đến từ phía người lao động?

Chi phí Điều tra tai nạn lao động được quy định tại Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:

Chi phí Điều tra tai nạn lao động
1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
b) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
2. Chi phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Như vậy, theo quy định trên, đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng, chi phí điều tra tai nạn lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả các chi phí bao gồm:

Dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động.

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động.

Đối với trường hợp người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, chi phí liên quan đến Điều tra tai nạn lao động sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Theo đó, người lao động không phải chi trả chi phí điều tra tai nạn lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì tại cơ sở nơi xảy ra tai nạn lao động?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động tại cơ sở nơi xảy ra tai nạn lao động như sau:

- Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.

- Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

- Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:

+ Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể).

+ Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định 39/2016/NĐ-CP và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.

+ Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.

+ Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.

+ Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

+ Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.

+ Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:

++ 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;

++ Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.

- Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

- Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,050 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào