Người giúp việc tại gia đình có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Người lao động giúp việc có thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Căn cứ theo quy đinh tại Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
- Người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
- Người tham gia khác.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động giúp việc gia đình thuộc đối tượng tham giam bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Giúp việc tại gia đình có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên không? Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXHC năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 14 điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 thì phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Đóng hằng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc thì đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu vào tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.
Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm 1.6. Khoản 1 Điều này.
Thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện
- Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.00
- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm) thì được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Như vậy, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được như trên.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 Quy trình ban hành kèm Quyết định 595/QĐ-BHXHC được quy định như sau:
Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
đồng
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thay đổi mức thu nhập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXHC năm 2017 như sau:
"Điều 10. Mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
7. Thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện
7.1. Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng khi thực hiện xong phương thức đóng của mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.
7.2. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm) thì được lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.
Như vậy, đối với việc thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.