Người bán xyanua có bị xử lý hay không? Có được bán xyanua không? Mua bán chất xyanua ở đâu?

Người bán xyanua có bị xử lý hay không? Có được bán xyanua không? Mua bán chất xyanua ở đâu?

Có được bán xyanua không? Mua bán chất xyanua ở đâu?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về hóa chất cấm như sau:

Hóa chất cấm
1. Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật hóa chất và quy định của Chính phủ.

Đồng thời, căn cứ theo Chương I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng chất độc Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT quy định như sau:

MỞ ĐẦU
Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.
...

Theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì xyanua không thuộc danh mục hóa chất bị cấm kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

Như vậy, cá nhân, tổ chức muốn bán xyanua thì cần phải tuân thủ các quy định của Luật Hóa chất 2007, Nghị định 113/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

Cá nhân muốn sử dụng chất độc xyanua này có thể mua tại các cửa hàng nơi cá nhân, tổ chức kinh doanh hóa chất hoặc cũng có thể đặt mua xyanua online.

Người bán xyanua có bị xử lý hay không? Có được bán xyanua không? Mua bán chất xyanua ở đâu?

Người bán xyanua có bị xử lý hay không? Có được bán xyanua không? Mua bán chất xyanua ở đâu? (Hình từ Internet)

Người bán xyanua có bị xử lý hay không?

Theo quy định nêu trên thì cá nhân, tổ chức muốn bán xyanua thì cần phải tuân thủ các quy định của Luật Hóa chất 2007, Nghị định 113/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

(i) Tùy vào mức độ, hành vi vi phạm mà người bán xyanua có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự một số tội như sau:

(1) Căn cứ Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
...

Như vậy, theo quy định trên thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Như vậy, mặc dù cá nhân muốn bán xyanua thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Nhưng nếu bán xyanua cho người mua nhằm mục đích giết người thì có thể là đồng phạm tội giết người trong vai trò người giúp sức (trong trường hợp biết rõ người mua xyanua để giết người).

LƯU Ý:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. (Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015).

(2) Căn cứ theo Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 113 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, trong trường hợp bán xyanua trái phép thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 113 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tù hoặc mức cao nhất là tù chung thân tùy vào mức độ hành vi vi phạm.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

(ii) Tùy vào mức độ, hành vi vi phạm mà người bán xyanua có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không có xác nhận của bên mua hoặc bên bán;
b) Không có đầy đủ các thông tin theo quy định đối với mỗi Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc: Tên hóa chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của người mua hoặc người bán; địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của người đại diện bên mua hoặc bên bán; ngày giao hàng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ mỗi Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định đối với hóa chất độc.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua bán hóa chất độc không có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc.

Theo đó, trường hợp người bán xyanua thực hiện việc kiểm soát phiếu mua, bán hóa chất độc không đúng quy định của pháp luật thì có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm nêu trên.

Như vậy, trường hợp người bán xyanua có bị xử lý hay không sẽ căn cứ theo (i) (ii) để xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ và hành vi vi phạm.

Giết người bằng chất xyanua thì cá nhân bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
...
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, giết người bằng chất xyanua (giết 02 người trở lên) cá nhân có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
5,933 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào