Nghị quyết 71/2022/QH15: Bổ sung quy định về kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt?

Cho hỏi có phải đã có quy định cụ thể về việc kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt? - Câu hỏi của chị Linh tại Hà Nội.

Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt?

Trước đây tại Điều 1 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 có quy định như sau:

Kỳ họp Quốc hội
Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên theo quy định mới nhất tại Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 thì đã có sự bổ sung quy định về việc kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo 2 hay nhiều đợt tùy theo nội dung, chương trình được Quốc hội thông qua.

Ngoài ra, Điều 1 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 còn có quy định rõ về kỳ họp Quốc hội như sau:

- Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ: Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.

Nghị quyết 71/2022/QH15: Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt?

Nghị quyết 71/2022/QH15: Bổ sung quy định về kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt? (Hình từ Internet)

Nội dung Chương trình kỳ họp Quốc hội được quyết định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội như sau:

- Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

- Việc xây dựng dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn; trong đó, ưu tiên bố trí thời gian thảo luận các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp trước các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội cho ý kiến; phiên thảo luận về kinh tế - xã hội được tổ chức trước phiên chất vấn; các nội dung trong các lĩnh vực có liên quan đến nhau được bố trí thảo luận gần nhau.

- Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.

- Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;

+ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.

- Trường hợp cần thiết, căn cứ đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội;

+ Quốc hội xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội.

- Trường hợp cần thiết điều chỉnh thời gian thực hiện nội dung của kỳ họp Quốc hội, việc phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên họp toàn thể của Quốc hội trong chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội.

Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tại những Kỳ họp Quốc hội là gì?

Căn cứ Điều 3 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định như sau về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tại những Kỳ họp Quốc hội:

- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họpQuốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

- Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội,phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau đây:

+ Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội;

+ Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.

Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội;

+ Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hộitheo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội, vắng mặt tại phiên họp theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này được ghi vào biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp Quốc hội.

- Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.

- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi theo yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội, trang thiết bị được trang cấp theo quy định.

Nghị quyết 71/2022/QH15 có hiệu lực ngày 15/03/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,012 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào