Nghị quyết 126, tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với cơ chế phòng, chống buôn lậu, trốn thuế như thế nào?

Nghị quyết 126, tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với cơ chế phòng, chống buôn lậu, trốn thuế như thế nào?

Nghị quyết 126, tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với cơ chế phòng, chống buôn lậu, trốn thuế như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Nghị quyết 126 NQ-CP năm 2024 có nêu Chính phủ quyết nghị các nội dung về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) như sau:

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản thể hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về các chính sách đối với thuế tiêu thụ đặc biệt để phù hợp với điều kiện, xu thế phát triển trong nước và thế giới cũng như các thông lệ, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung của dự án Luật; tuy nhiên, cần xây dựng quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt bám sát nguyên tắc định hướng tiêu dùng vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế nhưng phải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, không khuyến khích tiêu dùng một số mặt hàng, dịch vụ xa xỉ trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

- Việc tăng thuế đối với một số mặt hàng như rượu bia, thuốc lá... cần đi đôi với cơ chế hiệu quả phòng, chống buôn lậu, trốn thuế, có các công cụ để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật liên quan. Các quy định điều chỉnh thuế suất đối với một số mặt hàng, dịch vụ cụ thể như phòng tập thể thao điện tử; điều hòa dân dụng, phương tiện giao thông có cơ chế vận hành hoặc sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường; xe ô tô bán tải phục vụ sản xuất, kinh doanh... cần được bổ sung giải trình, thuyết minh có đầy đủ căn cứ để bảo đảm tính đồng bộ, khả thi. Lộ trình tăng thuế cần tính toán hợp lý, bảo đảm sự vận hành của doanh nghiệp, tránh gây đứt gãy hoạt động kinh tế - xã hội.

- Cần rà soát, tổng kết và nghiên cứu để Luật có thể giao Chính phủ quy định một số mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với biến động nhanh chóng của thị trường hoặc nhu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước một cách linh hoạt, bảo đảm bao quát, không bỏ lọt các mặt hàng chịu thuế.

- Đối với một số nội dung được sửa đổi, bổ sung như xác định giá tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế... cần được đánh giá kỹ lưỡng để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đồng thời có quy định về chuyển đổi số nhằm bảo đảm sự minh bạch, hiệu quả, đồng bộ trong hoạt động quản lý nhà nước.

- Bộ Tài chính tiếp tục chủ động đánh giá, rà soát, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan, địa phương, hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp, người dân để bảo đảm xây dựng các quy định phù hợp thực tiễn. Chú trọng công tác truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận với các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung.

Khẩn trương nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ kết luận của Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật ngày 24 tháng 8 năm 2024 để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét trước ngày 30 tháng 8 năm 2024.

Nghị quyết 126, tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với cơ chế phòng, chống buôn lậu, trốn thuế như thế nào?

Nghị quyết 126, tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với cơ chế phòng, chống buôn lậu, trốn thuế như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Người phạm tội chủ động nộp lại số tiền trốn thuế có được giảm án hay không?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

Theo đó, người phạm tội trốn thuế tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả cụ thể là nộp lại số tiền trốn thuế có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định các khung hình phạt đối với tội trốn thuế như sau:

Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
...

Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi trốn thuế với số tiền dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế cụ thể:

- Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

- Số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng người vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung hình phạt cao nhất cho tội trốn thuế là bị phạt tiền đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
294 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào