Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?
- Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?
- Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội đề ra mục tiêu chung như thế nào?
- Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 09-NQ/TU ra sao?
- Mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" được nêu trong Nghị quyết nào?
Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?
Căn cứ theo Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 quy định 08 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong việc phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
(1) Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa
(2) Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
(3) Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
(4) Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ
(5) Phát triển thị trường công nghiệp văn hóa
(6) Thu hút và hỗ trợ đầu tư
(7) Mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về văn hóa
(8) Tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo”của UNESCO
Như vậy Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong việc phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
TẢI VỀ Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội.
Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm? (Hình từ Internet)
Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội đề ra mục tiêu chung như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu chung như sau:
Tạo bước phát triển toàn diện các ngành CNVH của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại: dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.
Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của Thủ đô như: Du lịch văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cảo; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Điện ảnh; Thời trang; Ẩm thực; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản,...phù hợp với thực tiễn Thủ đô và từng giai đoạn cụ thể.
Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 09-NQ/TU ra sao?
Căn cứ theo Mục 2 Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách như sau:
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển CNVH; hoàn thiện cơ cấu ngành CNVH, bảo đảm phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Rà soát, cập nhật “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội” vào điều chỉnh bổ sung Quy hoạch Thành phố; đề xuất các giải pháp đầu tư mới nhằm cải thiện hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất theo quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng và các khu vực phát triển đô thị, các đô thị vệ tinh để xây dựng các công trình văn hóa, du lịch...; đồng thời bổ sung quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội vào từng địa phương đảm bảo thống nhất trong quan điểm, mục tiêu phát triển CNVH Thủ đô và của cả nước với tầm nhìn đến năm 2045.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo nguồn lực tài chính ổn định, bố trí nguồn vốn ngân sách thỏa đáng cho đầu tư phát triển CNVH, nhất là các hạng mục có tính chất nền tảng, chiến lược.
Đổi mới cơ chế quản lý, huy động các nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn lực từ xã hội. Nghiên cứu cơ chế hợp tác công - tư trong quản lý. khai thác di sản, bảo tồn, phát triển văn hóa; khuyến khích xây dựng, hình thành, phát triển các loại quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ giải thưởng theo hình thức hợp tác công - tư đểphát triển văn hóa nói chung và CNVH theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, thích ứng với xu thế chung của Thế giới.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô để phát huy sự sáng tạo dựa trên các nguồn lực CNVH cho phát triển bền vững như: Chuyền đổi di sản công nghiệp, nhà, biệt thự cũ, di sản đô thị, di sản ký ức thành di sản văn hóa mới; phát triển nghề và sản phẩm nghề thủ công truyền thống... Có cơ chế, chính sách khuyến khích, xúc tiến đầu tư quảng bá các loại hình CNVH. Chú trọng cơ chế đảm bảo phát huy hiệu lực, hiệu quả việc thực thi và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đúng pháp luật.
- Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển bền vững các không gian sáng tạo trở thành “hệ sinh thái sáng tạo”; khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị... phù hợp với lợi thế và điều kiện của Thành phố.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chi tiêu thống kê, các chỉ báo, chỉ số, tiêu chí và cơ sở dữ liệu về các ngành CNVH Thủ đô gắn với tiêu chí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xây dựng tiêu chuẩn, quy trình quản lý, đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa mới tiệm cận với các tiêu chí, tiêu chuẩn của UNESCO và thế giới.
Mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" được nêu trong Nghị quyết nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 đã nêu mục tiêu đến năm 2030 như sau:
- Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.