Nghị định thay thế Nghị định 01 về đăng ký doanh nghiệp sẽ có trong thời gian nào? Nghị định 01 có bao nhiêu văn bản hướng dẫn?
- Nghị định thay thế Nghị định 01 về đăng ký doanh nghiệp sẽ có trong thời gian nào? Nghị định 01 có bao nhiêu văn bản hướng dẫn?
- Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP như thế nào?
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn việc ghi ngành, nghề kinh doanh như thế nào?
Nghị định thay thế Nghị định 01 về đăng ký doanh nghiệp sẽ có trong thời gian nào? Nghị định 01 có bao nhiêu văn bản hướng dẫn?
Ngày 05/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP 2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP 2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện, trong tháng 9/2024 phải hoàn thành Nghị định thay thế Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
Do đó, vào tháng 09/2024 thì sẽ có quy định mới về đăng ký doanh nghiệp mà cụ thể là Nghị định mới của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định mới sẽ thay thế quy định về đăng ký doanh nghiệp tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Tuy nhiên, cần lưu ý thời điểm tháng 09/2024 là thời điểm Nghị định mới được hoàn thành theo Nghị quyết 01/NQ-CP nên không đồng nghĩa quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 09/2024, việc Nghị định mới có hiệu lực thi hành chính thức vào thời gian nào cần đợi những chỉ đạo tiếp theo của Chính phủ.
Hiện nay, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hai văn bản hướng dẫn thi hành trực tiếp:
+ Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
+ Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Nghị định thay thế Nghị định 01 về đăng ký doanh nghiệp sẽ có trong thời gian nào? Nghị định 01 có bao nhiêu văn bản hướng dẫn? (hình từ Internet)
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn việc ghi ngành, nghề kinh doanh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì việc ghi ngành, nghề kinh doanh được hướng dẫn như sau:
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
- Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
- Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.