Nghị định 88/2020/NĐ-CP về bảo hiểm TNLĐ, BNN, mỗi người lao động được NSDLĐ hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần trong 01 năm?
- Theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP về bảo hiểm TNLĐ, BNN, mỗi người lao động được NSDLĐ hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần trong 01 năm?
- Tăng thêm bao nhiêu phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp trong mục tiêu Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19/NQ-CP?
- Quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động thế nào?
Theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP về bảo hiểm TNLĐ, BNN, mỗi người lao động được NSDLĐ hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần trong 01 năm?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định mỗi người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa số lần như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Như vậy, theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, mỗi người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa là 02 lần và trong 01 năm chỉ được hỗ trợ tối đa 01 lần.
Nghị định 88/2020/NĐ-CP về bảo hiểm TNLĐ, BNN, mỗi người lao động được NSDLĐ hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần trong 01 năm?
Tăng thêm bao nhiêu phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp trong mục tiêu Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19/NQ-CP?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Như vậy, Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trung bình hằng năm tăng thêm phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp là 5%.
Quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
- Khi khám sức khỏe theo quy định trên, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
- Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.