Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định bao nhiêu biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ trong phòng chống mua bán người?
Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định bao nhiêu biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhn, người thân thích của họ trong phòng chống mua bán người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ
Tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ sau đây để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ (sau đây gọi chung là người được bảo vệ):
1. Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ.
2. Giữ bí mật các thông tin về đời tư, đặc điểm nhân dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và các thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ.
3. Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, đi lại của người được bảo vệ, tại phiên tòa và những nơi cần thiết khác.
4. Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ.
5. Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ.
6. Bố trí nơi ở, nơi làm việc, học tập mới cho người được bảo vệ.
7. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
8. Xét xử kín.
Theo như quy định trên, có 8 biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, ngươi thân thích của họ.
Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định bao nhiêu biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ trong phòng chống mua bán người? (Hình từ Internet)
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ nạn nhân bị mua bán bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ nạn nhân bị mua bán bao gồm:
- Văn bản đề nghị bảo vệ.
- Lý lịch cá nhân của người được bảo vệ.
- Tài liệu thể hiện người được bảo vệ bị xâm hại, có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Quyết định bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có).
- Các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng, kết quả thực hiện.
- Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ nạn nhân bị mua bán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
b) Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân;
c) Bộ đội Biên phòng;
d) Lực lượng Cảnh sát biển;
đ) Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
e) Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
g) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
h) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
b) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
c) Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng đồn Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
d) Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
đ) Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp, bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, và 5 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
e) Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Cơ sở bảo trợ xã hội, Giám đốc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7, Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích đi cùng nạn nhân do cơ quan mình tiếp nhận; đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều này áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
h) Thủ trưởng Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7 Nghị định, này đối với: nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng nạn nhân là công dân Việt Nam tại vùng lãnh thổ, nước sở tại.
....
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
- Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân;
- Bộ đội Biên phòng;
- Lực lượng Cảnh sát biển;
- Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
- Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.