Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thế nào?

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thế nào?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 15 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:

Thứ nhất, về hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra, đóng dấu xác nhận:

Quy định mới tại Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi nội dung này theo hướng định rõ thời gian nộp bản chụp (định dạng .PDF) tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đóng dấu thẩm định.

Đồng thời, Nghị định 35/2023/NĐ-CP cũng quy định trường hợp không thực hiện được việc lưu trữ theo bản định dạng .PDF, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người đề nghị thẩm định nộp bổ sung 01 bộ bản vẽ để đóng dấu lưu trữ.

Thứ hai, về việc thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định:

Tại điểm b khoản 7 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã sửa đổi điểm a khoản 8 Điều 15 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau:
“a) Đối với các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;”.

Theo đó, trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng được yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau:

- Đối với các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;

- Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thế nào?

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thế nào? (Hình từ internet)

Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng sau khi sửa đổi theo Nghị định 35 ra sao?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) quy định Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:

Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:

- Xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định). Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến;

- Trả lại hồ sơ thẩm định trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

- Gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở trong trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu.

(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong các trường hợp:

- Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này;

- Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;

- Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Nghị định này;

- Đối với hồ sơ nhận qua đường bưu điện thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c của khoản này, cơ quan chuyên môn về xây dựng phải có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định.

(3) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

(4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông bảo đảm đúng nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020); bảo đảm thời gian theo quy định tại khoản Điều 59 Luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)

(5) Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và thông báo kịp thời đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

(6) Kết quả thẩm định phải có đánh giá, kết luận về mức đáp ứng yêu cầu đối với từng nội dung thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 58uật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020); các yêu cầu đối với người đề nghị thẩm định, người quyết định đầu tư, cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP. Kết quả thẩm định được đồng thời gửi cơ quan quản lý xây dựng ở địa phương để biết và quản lý.

Mẫu văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định này.

(7) Việc đóng dấu, lưu trữ hồ sơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện như sau:

- Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra, đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

Các bản vẽ đã đóng dấu thẩm định được giao lại cho người đề nghị thẩm định; người đề nghị thẩm định có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ lưu trữ này.

Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng .PDF) tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đóng dấu thẩm định.

Trường hợp không thực hiện được việc lưu trữ theo bản định dạng .PDF, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người đề nghị thẩm định nộp bổ sung 01 bộ bản vẽ để đóng dấu lưu trữ.

- Khi kết thúc công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản một số tài liệu gồm:

- Tờ trình thẩm định;

- Các kết luận của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định;

- Văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; thông báo kết quả thẩm định;

- Các bản chụp tài liệu đã đóng dấu thẩm định theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 15 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

(8) Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng được yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau:

- Đối với các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;

- Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm những gì?

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng, có các công việc sau:

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

- Khảo sát xây dựng;

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

- Thi công xây dựng công trình;

- Giám sát thi công xây dựng;

- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

- Vận hành, chạy thử;

- Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
7,992 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào