Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng có hiệu lực từ 20/6/2023 đúng không?
- Đã có Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng đúng không?
- Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng có những nội dung gì nổi bật?
- Nguyên tắc thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng được quy định thế nào?
- Khi nào chính thức áp dụng Nghị định 35/2023/NĐ-CP?
Đã có Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng đúng không?
Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng có hiệu lực từ 20/6/2023 đúng không? (Hình từ Internet)
Ngày 20/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng.
Theo đó, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh vực xây dựng.
Đồng thời, bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các Nghị định sau:
- Bãi bỏ Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị.
- Bãi bỏ khoản 3 Điều 8 Nghị định 02/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
> VĂN BẢN HỢP NHẤT NGHỊ ĐỊNH 35 VÀ NGHỊ ĐỊNH 10
Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng có những nội dung gì nổi bật?
Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã có nhiều nội dung quan trọng, trong đó, bao gồm:
- Quy định một số dự án chỉ cần lập Quy hoạch tổng mặt bằng kèm theo điều kiện áp dụng.
- Dự án đầu tư phát triển đô thị bao gồm dự án khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng trong đô thị. Muốn triển khai các dự án này thì phải tuân thủ Chương trình phát triển đô thị
- Sửa đổi bổ sung quy định Bàn giao quản lý trong khu đô thị
- Định nghĩa khái niệm "Chủ đầu tư dự án Nhà ở thương mai".
- Xác định thẩm quyền Cơ quan quản lý ngành xây dựng được xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu dự án nhà ở tại địa phương và trung ương
- Dự án Cải tạo chung cư cũ dưới 2ha chỉ cần lập tổng mặt bằng sau đó cập nhật vào quy hoạch cấp trên
- Dự án gồm nhiều công trình với nhiều loại và cấp khác nhau, thẩm quyền thẩm định được xác định theo chuyên ngành quản lý của dự án hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính. Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, chủ đầu tư được quyền lựa chọn
- Dự án gồm nhiều giai đoạn khác nhau thì việc thẩm định được dựa trên quy mô từng giai đoạn và công trình trong giai đoạn
- Dự án có nhiều cấp và loại công trình khác nhau thì thẩm quyền cấp phép theo cao nhất. Nếu sửa chữa làm thay đổi cấp của công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xác định theo cấp của công trình sau điều chỉnh thiết kế hoặc công trình sửa chữa, cải tạo.
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo pháp luật về xây dựng đều phải thỏa mãn các chỉ tiêu được nêu ra trong Nghị định 35/2023/NĐ-CP, áp dụng trong phạm vi ngành xây dựng
- Nhà nước xem xét, quyết định việc hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án phải nộp cho Nhà nước đối với trường hợp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà diện tích đất đó được sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chủ đầu tư dự án đã nộp VN tiền sử dụng đất đối với quỹ đất 20%.
- UBND tỉnh quy định khu vực được “phân lô bán nền” khi phù hợp các quy định pháp luật liên quan. Xem thêm Tại đây
> Xem chi tiết: Điểm mới Nghị định 35/2023/NĐ-CP
Nguyên tắc thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng
1. Việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân lập, trình hồ sơ, đề nghị giải quyết thủ tục hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, không được yêu cầu nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
c) Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính chỉ chịu trách nhiệm về những nội dung cho ý kiến, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết thủ tục khác có liên quan đến lĩnh vực xây dựng theo quy định của pháp luật; không chịu trách nhiệm về những nội dung đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
2. Hồ sơ được gửi bằng một trong các hình thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Thông qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi các tệp tin chứa bản sao điện tử các thành phần hồ sơ gốc thông qua hình thức dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp tệp tin chứa các thành phần hồ sơ có dung lượng lớn, không gửi được thông qua dịch vụ công trực tuyến thì được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Mẫu đơn, tờ khai, thành phần hồ sơ có quy định về các thông tin đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì các thông tin này được thay thế bằng mã số định danh cá nhân hoặc mã số chuyên ngành thể hiện trong mẫu đơn, tờ khai khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành được vận hành.
Như vậy, các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Khi nào chính thức áp dụng Nghị định 35/2023/NĐ-CP?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ Điều 17 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Như vậy, Nghị định 35/2023/NĐ-CP chính thức được áp dụng từ ngày 20/6/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 35/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.