Ngày người khuyết tật Việt Nam là ngày mấy? Hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật có bị xử phạt không?

Cho tôi hỏi: Ngày người khuyết tật Việt Nam là ngày mấy? Hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật có bị xử phạt không? Câu hỏi của anh Hùng đến từ Bắc Giang.

Ngày người khuyết tật Việt Nam là ngày mấy?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam.

Ngày người khuyết tật Việt Nam là ngày mấy? Hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật có bị xử phạt không?

Ngày người khuyết tật Việt Nam là ngày mấy? Hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)

Hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật có bị xử phạt không?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy theo quy định trên hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật có thể bị phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, 1.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).

Thực hiện thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm mục đích gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm:
a) Quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;
b) Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;
d) Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;
đ) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
3. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.
4. Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:
a) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật;
b) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;
c) Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Như vậy theo quy định trên thực hiện thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm mục đích sau:

- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật.

- Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật.

- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật như thế nào?

Căn cứ tại Điều 49 Luật Người khuyết tật 2010 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,392 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào