Ngày 9 tháng 12 là ngày gì? Ngày 9 tháng 12 năm 2024 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
Ngày 9 tháng 12 là ngày gì? Ngày 9 tháng 12 năm 2024 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
Xem thêm: 14 12 là ngày gì? Ngày 14 tháng 12 có gì đặc biệt?
Xem thêm: Ngày 12 12 là ngày gì? Ngày 12 12 có ý nghĩa gì?
Ngày 9 tháng 12 là một ngày đặc biệt trong nhiều lĩnh vực và có ý nghĩa quan trọng đối với không ít người. Câu hỏi "Ngày 9 tháng 12 là ngày gì" thường được tìm kiếm để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, các ngày lễ hoặc những cột mốc đáng nhớ trong ngày này.
Theo đó, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng được phê chuẩn vào ngày 31 tháng 10 năm 2003, ngày 9 tháng 12 đã được chỉ định là Ngày quốc tế chống tham nhũng.
Như vậy, Ngày 9 tháng 12 là Ngày Quốc tế Chống Tham nhũng IACD (International Anti-Corruption Day).
Liên hợp quốc tổ chức ngày quốc tế với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về tham nhũng, hối lộ, và các mối quan tâm liên quan và công nhận những người tích cực đóng góp phòng chống tham nhũng trong chính phủ và cộng đồng của họ.
Theo đó, tham nhũng được coi là một hành vi đáng lên án và cần được xử phạt nghiêm minh.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Dưới đây là lịch tháng 12 2024:
Theo lịch tháng 12 2024 thì:
- Ngày 9 tháng 12 là ngày 9/11/2024 âm lịch.
- Ngày 9 tháng 12 là Thứ 2 trong tuần.
Vào "Ngày 9 tháng 12", nhiều quốc gia và tổ chức cũng tổ chức các hoạt động kỷ niệm hoặc tuyên truyền về các vấn đề xã hội quan trọng. Ngoài ra, "Ngày 9 tháng 12" cũng là dịp để mọi người suy ngẫm về những giá trị và sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, câu hỏi "Ngày 9 tháng 12" luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những ai yêu thích tìm hiểu lịch sử và các ngày lễ đặc biệt.
Ngày 9 tháng 12 là ngày gì? Ngày 9 tháng 12 năm 2024 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? (Hình ảnh Internet)
Các hành vi nào là tham nhũng?
Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng gồm:
(1) Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
(2) Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Cơ quan Thưòng trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 11 Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thưòng trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
Ban Nội chính Trung ương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo; có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo; hỗ trợ hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết. Cơ quan Thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.
- Giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo về chủ trương, định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ án, vụ việc được Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo giao.
- Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo về những giải pháp cụ thể (trong đó có giải pháp thành lập tổ công tác liên ngành) để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án một số vụ án, xử lý một số vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm.
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cơ quan Thường trực được làm việc với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan; yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.