Ngày 26 tháng 8 là ngày gì? 02 Sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 2024 là gì? Ngày 26 tháng 8 là thứ mấy?

Ngày 26 tháng 8 là ngày gì? 02 Sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 2024 là gì? Ngày 26 tháng 8 là thứ mấy?

Ngày 26 tháng 8 là ngày gì, thứ mấy? 02 Sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 2024 là gì?

>> Dưới đây là lịch tháng 8 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/8/2024 (Thứ năm) nhằm ngày 27/6/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 31/8/2024 (Thứ bảy) nhằm ngày 28/7/2024 âm lịch.

Cụ thể ngày 26 tháng 8 năm 2024 rơi vào thứ hai trong tháng.

Ngày 26 tháng 8 năm 2024 nhằm ngày 23 tháng 7 năm 2024 âm lịch (thứ hai).

Ngày 26 tháng 8 năm 2024 là Ngày Quốc tế chó được thế giới công nhận vào năm 2004. Mục đích kêu gọi mọi người hãy dành tình yêu thương cho những chú chó, khuyến kích mọi người hãy nhận nuôi những chú chó bị bỏ rơi.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Ngày 26 tháng 8 là ngày gì? 02 Sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 2024 là gì? Ngày 26 tháng 8 là thứ mấy?

Ngày 26 tháng 8 là ngày gì? 02 Sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 2024 là gì? Ngày 26 tháng 8 là thứ mấy? (Hình từ Internet)

Chủ nuôi chó, mèo phải đảm bảo các yêu cầu đối gì?

Căn cứ theo Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Quản lý nuôi chó, mèo
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;

- Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;

- Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Đối xử nhân đạo với chó trong chăn nuôi, vận chuyển như thế nào?

Căn cứ theo Điều 70, 71 Luật Chăn nuôi 2018 quy định đối xử nhân đạo với chó trong chăn nuôi, vận chuyển như sau:

(1) Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;

- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;

- Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

(2) Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển

Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;

- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày 26 tháng 8 của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì ngày 26 tháng 8 không phải là ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.

Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày 26 tháng 8 được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Nếu ngày 26 tháng 8 rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Nếu ngày 26 tháng 8 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
2,779 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào