Ngày 24 tháng 10 là ngày gì? Ngày 24 tháng 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 24 tháng 10 năm 2024 vào thứ mấy?
Ngày 24 tháng 10 là ngày gì? Ngày 24 tháng 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 24 tháng 10 năm 2024 vào thứ mấy?
Câu hỏi "Ngày 24 tháng 10 là ngày gì?" là thắc mắc của nhiều người muốn tìm hiểu về các ngày kỷ niệm quốc tế quan trọng. Ngày 24 tháng 10 có thể là dịp đặc biệt hoặc mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, xã hội nhất định. Biết rõ ý nghĩa của ngày 24 tháng 10 sẽ giúp hiểu thêm về những sự kiện, hoạt động và tầm quan trọng của nó trong lịch sử và trên thế giới.
Ngày 24 tháng 10, các quốc gia trên thế giới cùng kỷ niệm Ngày thành lập Liên hợp quốc. Từ 51 quốc gia thành viên và tăng lên 193 quốc gia, giờ đây, Liên hợp quốc thực sự trở thành tổ chức quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất, là nền tảng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển một thế giới hòa bình, thịnh vượng.
Theo đó, vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, 51 quốc gia đã ký Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 tại San Francisco, Hoa Kỳ. Hiến chương chính thức có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi có đủ 29 quốc gia phê chuẩn. Kể từ đó, ngày 24 tháng 10 hàng năm được tổ chức là Ngày Liên Hợp Quốc để kỷ niệm sự kiện này.
>> Như vậy Ngày 24 tháng 10 là Ngày Liên Hợp Quốc. Cụ thể, năm 2024 Ngày Liên Hợp Quốc - Kỷ niệm lần thứ 79 thành lập Liên Hợp Quốc. (24/10/1945 - 24/10/2024).
Dưới đây là lịch âm dương tháng 10 năm 2024:
Theo lịch âm dương tháng 10 năm 2024 thì:
Ngày 24 tháng 10 dương lịch là ngày 22/9 âm lịch 2024. Ngày 24 tháng 10 năm 2024 là ngày Thứ 5 trong tuần. Do đó, Ngày Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 2024 vào ngày 22/9 âm lịch và vào ngày Thứ 5 trong tuần. |
Ngày 24 tháng 10 là ngày gì? Ngày 24 tháng 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 24 tháng 10 năm 2024 vào thứ mấy? (Hình ảnh Internet)
Mục đích của Liên hợp quốc là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 có nêu về mục đích thành lập của Liên hợp quốc như sau:
- Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
- Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.
Liên hợp quốc và các thành viên Liên hợp quốc hành động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 có nêu Liên hợp quốc và các thành viên Liên hợp quốc hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây:
(1) Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.
(2) Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
(3) Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;
(4) Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.
(5) Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;
(6) Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;
(7) Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở Chương VII Hiến Chương Liên hợp quốc 1945.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.