Ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Đại lễ Phật đản 2024 diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2024 đúng không?

Ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Đại lễ Phật đản 2024 diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2024 đúng không? Chị B.T-Hà Nội.

Ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?

Lịch tháng 5/2024 như sau:

Theo lịch trên, ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày 15/04 âm lịch.

Bên cạnh đó, tại Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 tại đây hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố về Chương trình đại lễ Phật đản năm 2024 diễn ra như sau:

1. Ngày 8-4-Giáp Thìn (15-5-2024):

- Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã Kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.

- Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, kinh Chuyển Pháp luân, và các kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

2. Ngày 15-4-Giáp Thìn (22-5-2024):

Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước Đức Phật đản sinh.

Cử hành Đại lễ Phật đản:

- Niệm Phật cầu gia bị.

- Cử Quốc ca, Đạo ca.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình Đại lễ.

- Dâng hoa kính mừng Phật đản.

- Tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

- Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

- Phát biểu của đại diện chính quyền.

- Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản.

- Nghi thức Tắm Phật.

- Hồi hướng.

- Thả chim bồ câu và bóng bay hòa bình.

- Cảm tạ của Ban Tổ chức.

Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa: tại chùa, cơ sở tự viện; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng và diễu hành xe hoa (nếu có điều kiện)…

Như vậy, theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 ngày 22 tháng 5 năm 2024 (nhằm ngày 15/04 âm lịch) sẽ diễn ra đại lễ Phật đản 2024.

Ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm lịch

Đại lễ Phật đản 2024 diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2024 đúng không? (Hình từ Internet)

Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản 2024 được quy định như thế nào?

Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 hướng dẫn hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản 2024 như sau:

- Đại lễ Phật đản có thể tổ chức 01 ngày trọng thể, hoặc tổ chức Tuần lễ kính mừng Phật đản tùy theo tình hình thực tế tại địa phương.

- Các chùa, cơ sở tự viện tổ chức bồn tắm Phật truyền thống và khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

- Treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, biểu ngữ Kính mừng Phật đản... tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tại tư gia Phật tử. Các Ban Trị sự, các chùa, cơ sở tự viện nếu có điều kiện thì tổ chức diễu hành xe hoa.

Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (từ mặt chính diện trụ sở nhìn ra).

Trường hợp treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi cơ sở thờ tự cần báo trình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc với Phòng Văn hóa Thể thao địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

- Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tại nghĩa trang và đài Liệt sĩ...

- Tổ chức thăm viếng và tặng quà các gia đình có công với nước, thương binh, các gia đình liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão,...

- Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống cháy nổ trong suốt thời gian tổ chức đại lễ.

Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản 2024 như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:

Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đồng thời căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Theo đó, việc tổ chức Lễ Phật Đản cần lưu ý thực hiện theo nguyên tắc tổ chức lễ hội nói chung và nguyên tắc tổ chức lễ hội hoạt động tín ngưỡng nói riêng như quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,626 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào