Ngày 20 tháng 10 có gì khác với ngày 8 tháng 3? Công ty có bắt buộc phải tặng quà cho lao động nữ vào ngày 20 tháng 10 không?
Ngày 20 tháng 10 có gì khác với ngày 8 tháng 3?
Ngày 20 tháng 10 và ngày 8 tháng 3 đều là hai ngày kỷ niệm quan trọng liên quan đến phụ nữ, nhưng có những điểm khác nhau về ý nghĩa và phạm vi tổ chức:
Theo đó ngày 20 tháng 10 khác với ngày 8 tháng 3 các điểm như sau:
(1) Ngày 20 tháng 10 (Ngày Phụ nữ Việt Nam):
Đây là ngày kỷ niệm riêng của phụ nữ Việt Nam, được tổ chức hàng năm để tôn vinh vai trò và đóng góp của phụ nữ trong xã hội Việt Nam.
Ngày này xuất phát từ sự kiện thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vào ngày 20/10/1930. Hội này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.
Ngày này thường được tổ chức trong phạm vi Việt Nam, với các hoạt động kỷ niệm như trao quà, tổ chức các chương trình vinh danh phụ nữ, và các hoạt động xã hội.
(2) Ngày 8 tháng 3 (Ngày Quốc tế Phụ nữ):
Đây là ngày quốc tế được công nhận trên toàn thế giới, nhằm tôn vinh phụ nữ và đấu tranh cho quyền lợi, bình đẳng giới.
Ngày 8/3 xuất phát từ phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động ở các nước phương Tây vào đầu thế kỷ 20, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu, để đòi quyền bình đẳng, điều kiện làm việc tốt hơn và quyền bầu cử.
Ngày này có phạm vi toàn cầu, với các hoạt động không chỉ tôn vinh phụ nữ mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của bình đẳng giới và bảo vệ quyền của phụ nữ.
Tóm lại ngày 20 tháng 10 là ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam, mang tính quốc gia còn ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế nhằm đấu tranh và thúc đẩy quyền lợi của phụ nữ trên toàn thế giới.
*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 20 tháng 10 có gì khác với ngày 8 tháng 3? Công ty có bắt buộc phải tặng quà cho lao động nữ vào ngày 20 tháng 10 không? (Hình từ internet)
Công ty có bắt buộc phải tặng quà cho lao động nữ vào ngày 20 tháng 10 không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng người lao động như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, thưởng được hiểu là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động, công ty không bắt buộc phải thưởng vào ngày 8/3/2024 cho lao động nữ. Việc có thưởng vào ngày 8/3/2024 hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Việc thưởng cho người lao động sẽ được quy định trong quy chế thưởng của doanh nghiệp, ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động của hai bên.
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có phải làm thêm giờ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.