Ngày 16 tháng 6 năm 2024 là ngày của cha đúng không? Tặng quà cho cha vào ngày của cha có đòi lại được không?

Ngày 16 tháng 6 năm 2024 là ngày của cha đúng không? Tặng quà cho cha vào ngày của cha có đòi lại được không?

Ngày 16 tháng 6 năm 2024 là ngày của cha đúng không?

Ngày của Cha là ngày lễ tôn vinh những người làm cha. Tùy thuộc vào phong tục của nhiều nước mà ngày của Cha sẽ được tổ chức vào thời gian khác nhau. Tuy nhiên, ngày của Cha phổ biến nhất được tổ chức vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6.

Trong năm 2024, ngày của Cha sẽ rơi vào chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2024.

*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngày 16 tháng 6 năm 2024 là ngày của cha đúng không? Tặng quà cho cha vào ngày của cha có đòi lại được không?

Ngày 16 tháng 6 năm 2024 là ngày của cha đúng không? Tặng quà cho cha vào ngày của cha có đòi lại được không? (Hình từ internet)

Tặng quà cho cha vào ngày 16 tháng 6 năm 2024 có đòi lại được không?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quà là một loại tài sản và việc tặng quà được xem là một loại giao dịch dân sự. Trong đó:

- Đối với trường hợp quà là động sản:

Động sản có thể bao gồm các quà tặng sau: đồng hồ, túi xách, trang sức, quần áo, xe,...

Căn cứ theo quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 về tặng cho động sản như sau:

Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Như vậy, trong trường hợp quà tặng ngày của cha là đồng hồ, túi xách, trang sức, quần áo,... thì những tài sản này sẽ thuộc về quyền sở hữu của người được tặng ngay tại thời điểm tặng cho. Người tặng sẽ không thể đòi lại quà đã tặng.

Đối với những tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tô,... thì quyền sở hữu của người được nhận sẽ xác lập khi hoàn thành việc đăng ký.

Theo đó, nếu muốn đòi lại quà ngày của cha đã tặng, người tặng phải đòi lại quà trước thời điểm đăng ký, sau thời điểm này, quà đã tặng sẽ không thể lấy lại.

- Đối với trường hợp quà là bất động sản:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 thì bất động sản bao gồm:

+ Đất đai;

+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

+ Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Khi tặng quà ngày của cha là bất động sản, căn cứ vào quy định tại 459 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Theo đó, tương tự như động sản, quà ngày của cha là bất động sản trong trường hợp phải đăng ký thì nó sẽ thuộc về người được tặng tại thời điểm đăng ký. Nếu là bất động sản không cần phải đăng ký thì tại thời điểm được tặng, người nhận quà đã trở thành chủ sở hữu và không thể đòi lại.

Điểm khác biệt giữa quà ngày của cha bất động sản và động sản là tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký.

- Đối với trường hợp quà có kèm theo điều kiện

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 về việc tặng cho tài sản có điều kiện, người tặng có quyền đòi lại quà trong trường hợp có yêu cầu bên nhận phải thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận quà nhưng bên được tặng không thực hiện theo điều kiện mà bên tặng đề ra.

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái ra sao?

Căn cứ tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái như sau:

- Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Đồng thời căn cứ tại Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con như sau:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

- Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
946 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào