Ngân hàng thương mại có được tự mình kinh doanh bảo hiểm không theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Ngân hàng thương mại có được tự mình kinh doanh bảo hiểm không theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Ngân hàng thương mại có được tự mình kinh doanh bảo hiểm không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 111 Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 quy định về góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại như sau:

Góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại phải thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết khi thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
b) Cho thuê tài chính;
c) Bảo hiểm.
...

Theo đó, ngân hàng khi thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì phải thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết mà không được tự mình thực hiện hoạt động kinh doanh này.

Ngân hàng thương mại có được tự mình kinh doanh bảo hiểm không theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Ngân hàng thương mại có được tự mình kinh doanh bảo hiểm không theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024? (Hình từ Internet)

Ngân hàng thương mại có được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm không?

Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại như sau:

Góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại
...
3. Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
4. Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
b) Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
5. Ngân hàng thương mại thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
6. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại; điều kiện tăng vốn tại công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại; hoạt động của công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
7. Ngân hàng thương mại thành lập công ty con, công ty liên kết theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phần của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, Ngân hàng thương mại có quyền được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.

Giới hạn mức góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng thương mại vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần như sau:

Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, kể cả công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều 111 của Luật này không được vượt quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
...

Theo đó:

+ Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

+ Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, kể cả công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 không được vượt quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.

Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực 1/7/2024 trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Gần đây, đã có dự thảo đề xuất khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,367 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào