Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng SCB bắt đầu từ mấy giờ? Ngân hàng SCB có làm thứ 7 không?

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng SCB bắt đầu từ mấy giờ? Ngân hàng SCB có làm thứ 7 không? - Câu hỏi của anh N.H (Long An).

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Hiện nay, vẫn có trường hợp nhiều người không biết được SCB là tên viết tắt của ngân hàng nào. Vậy, ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Theo thông tin từ Cổng TTĐT Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng SCB - Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Thông tin sơ lược về ngân hàng SCB:

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

- Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng Sài Gòn

- Tên viết tiếng nước ngoài: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank

- Tên viết tắt tiếng Anh: Saigon Commercial Bank

- Tên viết tắt: SCB

- Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

- Vốn điều lệ: Kể từ ngày 30/06/2021, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 20.020.000.000.000 đồng (Hai mươi nghìn không trăm hai mươi tỷ đồng)

Giờ làm việc ngân hàng SCB bắt đầu từ mấy giờ? Ngân hàng SCB có làm thứ 7 không?

Hiện tại, để phù hợp xu hướng tuần làm việc 40 giờ của nhiều ngân hàng đang áp dụng tại Việt Nam, cũng như phù hợp theo giờ làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian giao dịch tại ngân hàng SCB như sau:

Từ thứ Hai đến thứ Sáu:

Buổi sáng: Từ 8h-12h

Buổi chiều: Từ 13h-16h30.

Thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ không làm việc.

Tuy nhiên, hệ thống ATM, Internet Banking, Mobile Banking và hotline chăm sóc khách hàng vẫn hoạt động 24/7 để đảm bảo dịch vụ cho khách hàng.

Xem thêm:

>> Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức từ ngày 01/7/2024?

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng SCB bắt đầu từ mấy giờ? Ngân hàng SCB có làm thứ 7 không?

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng SCB bắt đầu từ mấy giờ? Ngân hàng SCB có làm thứ 7 không? (Hình từ internet)

Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng SCB?

Trường hợp Ngân hàng nhà nước đặt ngân hàng thương mại vào tình trạng kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

Áp dụng kiểm soát đặc biệt
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
c) Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Như vậy, kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Theo đó, Ngân hàng nhà nước xem xét đặt ngân hàng thương mại vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi ngân hàng thương mại lâm vào một trong các trường hợp sau:

+ Có nguy cơ mất khả năng chi trả.

+ Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

+ Khi số lỗ lũy kế của ngân hàng thương mại lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

+ Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ) trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để ổn định hoạt động của ngân hàng.

Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, hoạt động của Ngân hàng SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi "Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng SCB bắt đầu từ mấy giờ? Ngân hàng SCB có làm thứ 7 không?"

Ngân hàng thương mại Tải về trọn bộ các văn bản về Ngân hàng thương mại hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời điểm, trình tự phân loại nợ của Ngân hàng thương mại từ ngày 01/7/2024 theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN thế nào?
Pháp luật
Quy định tên, trụ sở chính Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Văn phòng đại diện nước ngoài từ 01/7/2024?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán khi nào? Ngân hàng thương mại bị đình chỉ hoạt động này trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có phải công bố thay đổi của Giấy phép sau khi được cấp đổi, cấp bổ sung nội dung hoạt động không?
Pháp luật
Việc ngân hàng thương mại sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro có làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng?
Pháp luật
Khi nào ngân hàng thương mại quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng? Xuất toán nợ phải được sự đồng ý của ai?
Pháp luật
Dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại bao gồm các khoản dự phòng nào? Chính sách dự phòng rủi ro phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có thể chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ không? Tăng vốn điều lệ phải được sự chấp thuận của ai?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có được thực hiện hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hay không?
Pháp luật
Hội đồng xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại làm việc khi có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
10,462 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào