Ngân hàng nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm có đúng không? Đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung đối với Nghị định 24?

Ngân hàng nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm có đúng không? Đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung đối với Nghị định 24? - Câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa).

Ngân hàng nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm có đúng không?

Ngân hàng nhà nước cho biết, đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc đấu thầu vàng miếng, nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. Như vậy sau 11 năm, NHNN quay trở lại với tổ chức đấu thầu vàng miếng.

- Các doanh nghiệp sẽ phải đặt cọc để tham gia đấu thầu vàng miếng

- Thông tin cụ thể hơn về hoạt động trên, NHNN cho biết, sẽ gửi thông báo đấu thầu trước 1 ngày đấu thầu.

- Sau khi công bố giá sàn, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng bắt đầu điền vào đơn thầu.

- Các đơn vị trên có 30 phút để quyết định, khối lượng và giá mua.

- Một tiếng sau khi đóng thầu NHNN sẽ công bố kết quả.

- Các doanh nghiệp sẽ phải đặt cọc để tham gia đấu thầu, muộn nhất vào 17h ngày nhận thông báo thầu.

- Hiện có 26 đơn vị bao gồm cả NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng thiết lập quan hệ giao dịch vàng miếng với NHNN.

Bên cạnh đó thông tin thêm rằng có 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng miếng

Trong đó, đến thời điểm này có khoảng 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu. Loại vàng mang ra đấu thầu là vàng miếng SJC.

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/3/2013. Trong năm 2013, NHNN đã tổ chức 76 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.819.900 lượng trên tổng số 1.932.000 lượng chào thầu.

Khi đó, giá vàng SJC vẫn đắt hơn vàng thế giới khoảng 4,2 triệu đồng/lượng.

Nguồn: Cổng thông tin Chính phủ

Ngân hàng nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm có đúng không? Đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung đối với Nghị định 24?

Ngân hàng nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm có đúng không? Đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung đối với Nghị định 24? (Hình từ Internet)

Đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung đối với Nghị định kinh doanh vàng đúng không?

Đối với Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo tổng kết đánh giá quá trình thực hiện và cũng đã đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung đối với Nghị định 24 và triển khai trong thời gian tới.

Liên quan tới thị trường vàng, sáng nay Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận số 160 của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Trong Thông báo này, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác giám sát, quản lý, điều hành thị trường vàng.

Trong đó nhất là việc cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.

“Xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật”, Thủ tướng yêu cầu.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ tác động, tổng kết đầy đủ việc thực hiện Nghị định 24 để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn, diễn biến kinh tế trong nước, khu vực, quốc tế.

Ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế, không để ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách găm hàng đẩy giá của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền

Nguồn: Cổng thông tin Chính phủ

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng như sau:

- Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.

- Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

- Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

- Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,516 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào