Nền kinh tế thị trường là gì? Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường như thế nào? Kinh tế thị trường tác động tới người lao động thế nào?

Kinh tế thị trường là gì? Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường như thế nào? Kinh tế thị trường tác động tới người lao động thế nào? Thắc mắc của N.H.P.T ở Đồng Nai.

Kinh tế thị trường là gì? Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường như thế nào?

Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật không có đề cập cụ thể về khái niệm kinh tế thị trường là gì. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu kinh tế thị trường như sau:

- Kinh tế thị trường là một khái niệm trong kinh tế học, chỉ một mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

- Kinh tế thị trường có nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và hoạt động dựa trên cơ chế cạnh tranh, bình đẳng và ổn định.

Kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm như tạo ra động lực cho sự đổi mới, phát triển, cải tiến của các doanh nghiệp; tạo ra sự phân bổ nguồn lực hiệu quả; cung cấp nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; thúc đẩy giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có nhiều hạn chế như gây ra bất bình đẳng trong xã hội; gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế; có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả.

Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường:

*Ưu điểm của nền kinh tế thị trường:

- Kinh tế thị trường thúc đẩy các hoạt động sản xuất.

Theo cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường, khi xảy ra trường hợp cầu cao hơn cung thì sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao, theo đó mức lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất, các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả sẽ bị đào thải.

Do đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới quy trình công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

- Kinh tế thị trường tạo ra xu hướng liên doanh liên kết, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia. Xu hướng này giúp các nước đang phát triển được chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế.

- Kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm hơn các mô hình kinh tế khác và chất lượng nguồn nhân lực cũng càng ngày càng được nâng cao.

*Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

- Có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội.

Người giàu sẽ sử dụng lợi thế về tài sản để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn. Cuối cùng sẽ dẫn tới phân chia giai cấp: thiểu số người giàu nắm quyền lực cai trị xã hội, còn đa số là người nghèo có đời sống khó khăn. Chênh lệch giàu nghèo quá mức sẽ dẫn tới nguy cơ bất ổn xã hội khi người nghèo đấu tranh (nhiều khi bằng bạo loạn, lật đổ) để có cuộc sống tốt hơn.

- Thị trường tự do có thể phần nào trái ngược lợi ích chung của xã hội.

Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Kinh tế thị trường là gì? Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường như thế nào? Kinh tế thị trường tác động tới người lao động thế nào?

Kinh tế thị trường là gì? Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường như thế nào? Kinh tế thị trường tác động tới người lao động thế nào? (Hình từ internet)

Kinh tế thị trường tác động tới người lao động thế nào?

Kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Kinh tế thị trường có nhiều tác động tới người lao động, cả tích cực và tiêu cực, như sau:

- Kinh tế thị trường tạo ra động lực cho sự đổi mới, phát triển, cải tiến của các doanh nghiệp; cung cấp nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; thúc đẩy giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia. Người lao động có thể tận dụng những cơ hội này để phát huy khả năng, sáng tạo và tiến bộ trong công việc.

- Kinh tế thị trường gây ra bất bình đẳng trong xã hội; gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế; có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Người lao động có thể phải đối mặt với những rủi ro, khó khăn và áp lực trong công việc.

- Kinh tế thị trường yêu cầu người lao động phải liên tục nâng cao trình độ, kỹ năng và năng suất lao động để thích ứng với những đòi hỏi mới của công nghệ hiện đại. Người lao động phải chủ động học tập, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân để không bị loại bỏ khỏi thị trường lao động.

Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Tiền lương của người lao động được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo công việc hoặc theo chức danh thì không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, các khoản phụ cấp lương và khoản bổ sung khác sẽ do các bên tự thỏa thuận chứ không bắt buộc phải có.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
21,953 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào