Năm 2024 thất nghiệp có cần đóng quỹ phòng chống thiên tai không? Có các quỹ phòng chống thiên tai nào?

Quỹ phòng chống thiên tai là gì? Năm 2024 thất nghiệp có cần đóng quỹ phòng chống thiên tai không? Quỹ phòng chống thiên tai sẽ chi cho các nội dung nào?

Quỹ phòng chống thiên tai là gì? Có các quỹ phòng chống thiên tai nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có nêu rõ quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Có các quỹ phòng chống thiên tai sau:

(1) Quỹ phòng chống thiên tai trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ trung ương) được Chính phủ thành lập theo quy định tại Nghị định này, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ trung ương là: Vietnam Disaster Management Fund, viết tắt là VNDMF.

(2) Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý.

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ cấp tỉnh được đặt theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(3) Quỹ phòng chống thiên tai hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Năm 2024 thất nghiệp có cần đóng quỹ phòng chống thiên tai không? Có các quỹ phòng chống thiên tai nào?

Năm 2024 thất nghiệp có cần đóng quỹ phòng chống thiên tai không? Có các quỹ phòng chống thiên tai nào? (Hình từ Internet)

Năm 2024 thất nghiệp có cần đóng quỹ phòng chống thiên tai không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được miễn đóng góp quỹ phòng chống thiên tai như sau:

(1) Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020.

(2) Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

(3) Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.

(4) Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.

(5) Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.

(6) Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên.

(7) Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

(8) Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan; thành viên hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn.

(9) Hợp tác xã không có nguồn thu.

(10) Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn (0,02%) tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, trường hợp đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên thì mới không cần đóng quỹ phòng chống thiên tai.

Quỹ phòng chống thiên tai sẽ chi cho các nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định nội dung chi của quỹ phòng chống thiên tai như sau:

- Cứu trợ, hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai khẩn cấp khi vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;

Trong đó ưu tiên cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học và xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.

- Hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương chịu thiệt hại bởi thiên tai vượt quá khả năng khắc phục của địa phương;

Hỗ trợ, trợ cấp đột xuất cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị thiệt hại do thiên tai và người bị tai nạn, thiệt hại khi tham gia phòng, chống thiên tai.

- Hỗ trợ cho các dự án khẩn cấp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dự án điều tra cơ bản và các hoạt động phòng, chống thiên tai liên tỉnh, liên vùng, liên ngành.

- Hỗ trợ công tác cảnh báo, theo dõi, giám sát, truyền tin thiên tai.

- Hỗ trợ các hoạt động thông tin, truyền thông, đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức phòng, chống thiên tai cho người dân;

Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và trao đổi, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý giữa các Quỹ cấp tỉnh.

- Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ trung ương trong năm không vượt quá 1% tổng số nguồn thu của quỹ trong năm đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
571 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào