Năm 2024, người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Năm 2024, người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Câu hỏi từ chị M.H - TPHCM

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng?

Căn cứ Điều 1, Điều 2 Quyết định 60-HĐBT năm 1990 quy định như sau:

Từ nay tất cả công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động theo quy định tại Điều 14 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi.

Những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã hết hạn trợ cấp theo quy định ở trên, được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

- Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật.

- Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật.

- Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.

- Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (năm đủ 60, nữ đủ 55 tuổi).

- Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập.

Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày ban hành Quyết định 176-HĐBT năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng thì ngoài những đối tượng nói trên, nếu thuộc diện dước đây cũng tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

+ Những người có đủ 5 năm công tác thực tế ở các chiến trường B, K, C, ở biên giới, đảo xa, vùng có nhiều khó khăn gian khổ.

+ Những người có đủ 25 năm công tác quy đổi trở lên.

+ Những người tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1990 đã hết tuổi lao động.

Năm 2024, người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Năm 2024, người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (Hình từ Internet)

Năm 2024, người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

(2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định sau:

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Chết.

Theo đó, người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động sẽ không hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức trợ cấp hàng tháng mà người hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động có thời gian công tác thực tế từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010 quy định về mức hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:

Mức trợ cấp hàng tháng
1. Mức trợ cấp hàng tháng bằng mức trợ cấp đang hưởng của đối tượng quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ và được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ.
2. Người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định này được hưởng bảo hiểm y tế; khi chết, người lo mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành."

Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH quy định về mức trợ cấp hàng tháng mà người lao động có thể nhận được như sau:

Mức trợ cấp hàng tháng
1. Mức trợ cấp hàng tháng được tính thống nhất chung, bằng mức trợ cấp hàng tháng đang hưởng của đối tượng quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp bằng 464.267 đồng/tháng, không phụ thuộc vào mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hưởng trước đó.
Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp này cũng được điều chỉnh theo."

Vậy, đối với trợ cấp hàng tháng đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động thì mức trợ cấp hàng tháng người lao động có thể nhận được là 464.267 đồng/tháng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
4,324 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào