Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào?

Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, quy định về các trường hợp được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh gồm có như sau:

Đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học GDQP&AN
...
3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
...

Theo như quy định nêu trên thì học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành sẽ được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự của môn giáo dục quốc phòng và an ninh.

Liên hệ theo quy định mới tại Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/01/2024 gồm có như sau:

TT

TÊN BỆNH

MÃ BỆNH ICD10

1

Tâm thần

F20 đến F29

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47

9

Người nhiễm HIV

B20 đến B24; Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng


Như vậy, từ năm 2024 học sinh sinh viên mắc các bệnh nêu trên có thể được miễn học thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh.

Các học phần khác trong chương trình học môn Giáo dục Quốc phòng An và An ninh thì các sinh viễn vẫn phải hoàn thành.

Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào?

Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào? (Hình từ internet)

Trường hợp nào được tạm hoãn học môn giáo dục quốc phòng an ninh?

Căn cứ theo khoản 4 điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định như sau:

Đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học GDQP&AN
...
4. Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN:
a) Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;
b) Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối tượng được tạm hoãn học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh gồm:

- Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;

- Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.

Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định trên. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.

Nội dung 04 học phần chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh với sinh viên đại học như thế nào?

Căn cứ tại Mục III Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT, quy định căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết như sau:

(1) Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Số TT

Nội dung


Thời gian (tiết)




Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thảo luận

1

Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học

2

2


2

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

4

2

2

3

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4

4


4

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4

4


5

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

4

4


6

Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại

4

4


7

Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam

6

4

2

8

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới

4

4


9

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng

6

4

2

10

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

4

2

2

11

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội

3

3



Cộng

45

37

8

(2) Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh

Số TT

Nội dung


Thời gian (tiết)




Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thảo luận

1

Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

4

4


2

Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

6

4

2

3

Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

4

4


4

Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông

4

4


5

Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác

4

2

2

6

An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng

4

2

2

7

An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

4

2

2


Cộng

30

22

8

(3) Học phần III: Quân sự chung

Số TT

Nội dung


Thời gian (tiết)




Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần

2

2


2

Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại

2

2


3

Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội

4

4


4

Điều lệnh đội ngũ từng người có súng

4


4

5

Điều lệnh đội ngũ đơn vị

4


4

6

Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự

4

2

2

7

Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao

4

2

2

8

Ba môn quân sự phối hợp

6

2

4


Cộng

30

14

16

(4) Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

Số TT

Nội dung


Thời gian (tiết)




Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

24

2

22

2

Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. Ném lựu đạn bài 1

8

2

6

3

Từng người trong chiến đấu tiến công

16


16

4

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

8


8

5

Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới)

4


4


Cộng

60

4

56

Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,090 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào