Năm 2024 có tăng lương hưu không? Cải cách tiền lương 2024 có tác động đối với lương hưu không?
Năm 2024 có tăng lương hưu không?
Vừa qua, Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu cho một số đối tượng tại Nghị định 42/2023/NĐ-CP. Cụ thể, từ ngày 01/7/2023, việc tăng lương hưu theo Nghị định 42/2023/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
- Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
Sau đợt tăng lương hưu vừa qua, hiện nay vẫn chưa có thông báo hay tin tức chính thức về việc tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2024. Tuy nhiên, vì lương hưu được tính theo công thức "Mức bình quân tiền lương đóng BHXH x Tỷ lệ hưởng lương hưu", nên nếu trong năm 2024, người tham gia BHXH có tăng mức bình quân đóng BHXH thì mức lương hưu của họ từ sau năm 2024 cũng sẽ tăng.
Năm 2024 có tăng lương hưu không? Cải cách tiền lương 2024 có tác động đối với lương hưu không? (Hình từ Internet)
Cải cách tiền lương 2024 có tác động đối với lương hưu không?
Theo phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 của Chủ tịch Quốc hội, rất có thể việc cải cách tiền lương sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, việc cải cách tiền lương sẽ thực hiện trên tinh thần là không làm giảm lương.
Xét trong trường hợp cải cách tiền lương 2024 làm tăng lương của các đối tượng tham gia BHXH:
Nếu người tham gia BHXH nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương và trước đó đã được hưởng mức lương mới thì khi nghỉ hưu, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người đó cũng sẽ tăng.
Vì mức lương hưu được tính từ mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tỷ lệ hưởng lương hưu. Nên, nếu quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu không thay đổi, khi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng, mức lương hưu cũng sẽ tăng.
Như vậy, người tham gia BHXH sẽ được tăng lương hưu nếu cải cách tiền lương làm tăng lương.
Điều kiện để được tăng lương hưu là người tham gia BHXH phải nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương và đã có khoảng thời gian hưởng mức lương mới trước đó.
Lương hưu được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Năm nghỉ hưu | Tỷ lệ hưởng lương hưu | Số năm đóng BHXH tương ứng | Tỷ lệ cộng thêm |
Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018 | 45% | 15 năm | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. |
Từ ngày 01/01/2018 trở đi | 45% | - Lao động nữ: 15 năm - Lao động nam: + 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018; + 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019; + 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020; +19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021; + 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. |
Trong đó:
- Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.
- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
(2) Mức lương bình quân đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...
Như vậy, công thức tính lương hưu được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Tham khảo một số biểu mẫu liên quan đến việc chi trả, giải quyết lương hưu:
(1) TẢI VỀ Mẫu 7a-CBH Danh sách chưa nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(2) TẢI VỀ Mẫu 8-CBH Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(3) TẢI VỀ Mẫu 15A-HSB Giấy giới thiệu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(4) TẢI VỀ Mẫu 15B-HSB Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(5) TẢI VỀ Mẫu 18-HSB Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(6) TẢI VỀ Mẫu 23-HSB Thông báo về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(7) TẢI VỀ Mẫu 24A-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng không tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(8) TẢI VỀ Mẫu 24B-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(9) TẢI VỀ Mẫu 5-CBH Thông báo khấu trừ lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.