Năm 2023, mọi thiết kế xây dựng đều phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng đúng không?
- Khái niệm thiết kế xây dựng là gì? Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng là gì?
- Năm 2023, có phải mọi thiết kế xây dựng đều phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng?
- Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai thiết kế cơ sở là gì?
Khái niệm thiết kế xây dựng là gì? Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, thiết kế xây dựng bao gồm:
- Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
- Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
Theo đó, trình tự thực hiện thiết kế xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Quy định chung về thiết kế xây dựng
....
2. Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
d) Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
Như vậy, thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
- Thiết kế 01 bước là thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế 02 bước bao gồm: Thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế 03 bước bao gồm: Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
Năm 2023, mọi thiết kế xây dựng đều phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng đúng không? (Hình từ internet))
Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng là gì?
Căn cứ theo Điều 79 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau:
Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
1. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.
2. Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
4. Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.
5. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
6. Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.
7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Như vậy, thiết kế xây dựng cần đáp ứng các nội dung yêu cầu nêu trên.
Năm 2023, có phải mọi thiết kế xây dựng đều phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng?
Căn cứ Điều 79 Luật Xây dựng 2014 quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng như sau:
Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
.....
5. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
.....
7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Như vậy, theo quy định hiện nay, không phải thiết kế xây dựng nào cũng phải thẩm định và phê duyệt.
Bởi vì trường hợp đối với thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ sẽ không cần phải thẩm định và phê duyệt, chỉ cần đáp ứng yêu cầu thiết kế theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật.
Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai thiết kế cơ sở là gì?
Căn cứ theo Điều 80 Luật Xây dựng 2014, nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gồm có:
- Phương án kiến trúc.
- Phương án công nghệ (nếu có).
- Công năng sử dụng.
- Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
- Chỉ dẫn kỹ thuật.
- Phương án phòng, chống cháy, nổ.
- Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.