Muốn chăn nuôi gà vịt tại mảnh vườn trống trong nhà thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Chăn nuôi nông hộ là gì?
Theo quy định tại khoản 1, 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 về định nghĩa chăn nuôi nông hộ như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
…
3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.”
Cách xác định quy mô chăn nuôi nông hộ là gì?
Theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
“Điều 52. Quy mô chăn nuôi
1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Cụ thể, Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về quy mô chăn nuôi nông hộ như sau:
“Điều 21. Quy mô chăn nuôi
1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
3. Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;
c) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
4. Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:
a) Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;
b) Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.”
Tiêu chuẩn để chăn nuôi nông hộ là gì?
Đối với trường hợp của bạn muốn chăn nuôi gà vịt tại mảnh vườn trống, việc chăn nuôi nông hộ đó phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
“Điều 56. Chăn nuôi nông hộ
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”
Việc xử lý chất thải và tiếng ồn trong chăn nuôi nông hộ được quy định tại Điều 60, 61 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
“Điều 60. Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
2. Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”
“Điều 61. Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi
1. Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.
2. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018, tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể:
“Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II Loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai (ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT) như sau:
TT | Loại vật nuôi | ĐVT | Số lượng |
I | Gia súc |
|
|
1 | Trâu | Con | 01 |
2 | Bò | Con | 01 |
3 | Ngựa | Con | 01 |
4 | Dê | Con | 05 |
5 | Cừu | Con | 05 |
6 | Thỏ | Con | 25 |
7 | Lợn thịt | Con | 05 |
8 | Lợn nái | Con | 01 |
9 | Lợn đực giống | Con | 01 |
II | Gia cầm |
|
|
1 | Gà | Con | 20 |
2 | Vịt | Con | 20 |
3 | Ngan | Con | 20 |
4 | Ngỗng | Con | 20 |
5 | Đà điểu | Con | 01 |
6 | Chim cút | Con | 100 |
7 | Bồ câu | Con | 30 |
III | Động vật khác |
|
|
1 | Hươu sao | Con | 01 |
2 | Chim yến | Nhà | 01 |
3 | Ong mật | Đàn | 15 |
4 | Chó | Con | 01 |
5 | Mèo | Con | 01 |
6 | Dông | Con | 10 |
7 | Vịt trời | Con | 20 |
8 | Dế | m2 | 05 |
9 | Bò cạp | m2 | 01 |
10 | Tằm | Ổ | 50 |
11 | Giun quế (trùn quế) | m2 | 05 |
12 | Rồng đất | Con | 50 |
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi còn phải thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III (ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT) như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Tên chủ hộ:...........................
Địa chỉ:..................................
Số điện thoại (nếu có):.........,
Số TT | Loại vật nuôi trong quý | Đơn vị tính | Số lượng nuôi trong quý | Mục đích nuôi | Thời gian bắt đầu nuôi | Dự kiến thời gian xuất | Số lượng vật nuôi xuất trong quý (con) | Sản lượng vật nuôi xuất trong quý (kg) | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi nộp bản kê khai trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử, email, fax. | …….., Ngày tháng năm ….. Họ và tên chủ hộ (Ký, ghi rõ họ tên) |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.