Mức trần giá vé máy bay nội địa có tăng từ 01/03/2023? Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa theo quy định Thông tư 34/2023 ra sao?
Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa được thay đổi thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 34/2023/TT-BGTVT quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa như sau:
Như vậy, so với quy định cũ thì các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần giá vé máy bay không thay đổi là 1.600.000 đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1.700.000 đồng/vé/chiều với các đường bay khác.
Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá vé máy bay từ 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay, cụ thể như sau:
- Đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần: 2.250.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.200.000 đồng/vé/ chiều);
+ Đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2.890.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.790.000 đồng/vé/ chiều);
+ Đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3.400.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 3.200.000 đồng/vé/ chiều);
+ Đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4.000.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 3.750.000 đồng/vé/ chiều).
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT thì mức giá tối đa trên đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ cho cảng hàng không (bao gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm).
Mức trần giá vé máy bay nội địa có tăng từ 01/03/2023? Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa theo quy định Thông tư 34/2023? (Hình từ Internet)
Đồng tiền thu giá dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa được quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT quy định về thu tiền sử dụng dịch vụ và đơn vị khối lượng hàng hóa như sau:
Quy định về thu tiền sử dụng dịch vụ và đơn vị khối lượng hàng hóa
....
2. Đối với dịch vụ hàng không
a) Dịch vụ cung cấp cho chuyến bay quốc tế; đồng tiền thu sử dụng dịch vụ được quy định bằng đô la Mỹ (USD). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
b) Dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa: đồng tiền thu sử dụng dịch vụ được quy định bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VNĐ).
Như vậy, thu tiền sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ hàng không cung cấp cho chuyến bay nội địa là đồng tiền thu sử dụng dịch vụ được quy định bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VNĐ).
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng
1. Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
a) Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;
b) Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;
d) Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;
đ) Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
e) Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;
g) Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;
h) Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
i) Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;
k) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
l) Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
m) Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;
n) Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
o) Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;
p) Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.
2. Quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
Như vậy, hoạt động hàng không dân dụng không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trên.
Lưu ý: Các hành vi bao gồm:
- Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh
- Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng
Cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.