Mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu là bao nhiêu? Các bên liên quan có thể yêu cầu gia hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời?

Cho hỏi mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu là bao nhiêu? Các bên liên quan có thể yêu cầu gia hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời? - Câu hỏi của anh Hoàng tại An Giang.

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp do ai quyết định? Quyết định áp thuế chống trợ cấp tạm thời phải đảm bảo những nội dung nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương là chủ thể có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.

Căn cứ khoản 2 Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương phải đảm bảo những nội dung sau:

- Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng thuế chống trợ cấp trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;

- Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời;

- Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống trợ cấp;

- Mức thuế chống trợ cấp tạm thời;

- Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời;

- Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.

Mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu là bao nhiêu? Các bên liên quan có thể yêu cầu gia hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời?

Mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu là bao nhiêu? Các bên liên quan có thể yêu cầu gia hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời? (Hình từ Internet)

Mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:

Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
1. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

Theo đó, hiện nay pháp luật không có quy định ấn định mức thuế chống trợ cấp tạm thời cho tất cả các loại hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

Mà tùy vào từng vụ việc, cũng như tùy vào mức trợ cấp được cơ quan điều tra trong kết luận sơ bộ về vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, mà Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định mức thuế chống trợ cấp tạm thời. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời này không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.

Thời hạn và thời điểm áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như thế nào?

Về thời hạn áp dụng thuế trợ cấp, căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực.

Còn về thời điểm áp dụng thuế chống trợ cấp, căn cứ khoản 3 Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời
...
3. Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.

Như vậy, căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng thời điểm này không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.

Các bên liên quan có thể yêu cầu gia hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời?

Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời
...
4. Trong trường hợp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá giá, mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày đối với các trường hợp sau:

- Thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng thấp hơn mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ;

- Hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời. Và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam.

Như vậy, các chủ thể khi thỏa mãn điều kiện nêu trên có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền gia hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

852 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào